Chùm ảnh: Diện mạo mới giáo dục Hoàng Su Phì

Mặc dù khó khăn, nhưng những năm gần dây, giáo dục tại huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang đã khoác lên mình một diện mạo mới.

Là một huyện miền núi, Hoàng Su Phì có địa hình đồi núi dốc, bị chia cắt, giao thông đi lại trong huyện khó khăn. Thêm vào đó là thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt vào mùa đông, thời tiết giá lạnh, mưa phùn và sương mù kéo dài khiến đường trơn trượt, nhiều đoạn dễ sạt lở. Ảnh VGP

Là một huyện miền núi, Hoàng Su Phì có địa hình đồi núi dốc, bị chia cắt, giao thông đi lại trong huyện khó khăn. Thêm vào đó là thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt vào mùa đông, thời tiết giá lạnh, mưa phùn và sương mù kéo dài khiến đường trơn trượt, nhiều đoạn dễ sạt lở. Ảnh VGP

Những điều kiện như vậy ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế-xã hội nói chung ở địa phương. Ảnh VGP

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, với những chính sách hỗ trợ đặc thù, đời sống kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những thay đổi đáng kể. Trong lĩnh vực giáo dục tại Hoàng Su Phì, có thể nói, những chính sách hỗ trợ và sự triển khai hiệu quả các chính sách này đã mang lại một diện mạo mới cho giáo dục nơi đây.

Những phòng học với đầy đủ đồ dùng, thiết bị phục vụ cho việc học cũng như sinh hoạt của các em học sinh từ cấp mầm non... Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

...đến cấp tiểu học. Ảnh VGP

Bên cạnh việc phổ cập giáo dục, đa số phụ huynh đề cao tầm quan trọng của môn tiếng Anh, Tin học và mong muốn các con được học bộ môn này.

Học sinh trong tiết Tin học tại trường tiểu học Tiểu học Vinh Quang. Ảnh: VGP

Cô Phạm Thị Thủy – giáo viên dạy tiếng Anh tại Trường Tiểu học Vinh Quang (thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì), chia sẻ: “Lãnh đạo nhà trường đã rất quan tâm đầu tư loa, máy chiếu, bàn ghế để phục vụ cho giảng dạy môn tiếng Anh. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo từ cấp trên chất lượng dạy và học môn tiếng Anh năm học 2020-2021 có nhiều thay đổi tích cực, học sinh yêu thích môn học, và phụ huynh cũng quan tâm nhiều hơn đến môn tiếng Anh". Cô Thủy cũng cho biết học sinh trường tiếp thu nhanh, chất lượng cuối kỳ tương đối cao, nhiều em đạt điểm 9, 10.

Một tiết học tiếng Anh với máy chiếu. Ảnh: VGP

Theo Nghị định 116 của Chính phủ, các trường PTDTBT hiện nay vẫn đang duy trì chế độ hỗ trợ cho học sinh ở bán trú mỗi tháng 596.000 đồng và 15 kg gạo. Ảnh: VGP

Các em được tạo điều kiện học bán trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 6. Ảnh: VGP

Thực đơn của Trường PTDTBT Pố Lồ. Ảnh: VGP

Vườn rau tăng gia của cô và trò điểm trường Coóc Soọc. Ảnh: VGP

Với địa hình nhiều núi dốc, đường đất, vào mùa mưa dễ trơn trượt, sạt lở, con đường tới trường của học sinh nơi đây rất khó khăn. Việc hỗ trợ ăn trưa sẽ không chỉ góp phần huy động số trẻ em, học sinh ra lớp đúng độ tuổi, tăng tỉ lệ chuyên cần, duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục các cấp học, mà còn cải thiện được dinh dưỡng, phát triển thể lực cho trẻ em, học sinh vùng đặc biệt khó khăn của cả nước.

Trần Tiệp- Nguyễn Toàn ( thực hiện)

Nguồn Chính Phủ: http://baochinhphu.vn/doi-song/chum-anh-dien-mao-moi-giao-duc-hoang-su-phi/422605.vgp