Chùm ảnh: 'Đánh cắp' nguồn nước của dòng sông ở Tây Nguyên

'Đánh cắp' nguồn nước của dòng sông là một khái niệm mới cảnh báo về hệ lụy của việc xây dựng ồ ạt các thủy điện và chuyển nước của dòng sông.

 “Đánh cắp” nguồn nước của dòng sông là một khái niệm mới được các nhà khoa học đưa ra với những cảnh báo ở cấp độ cao về hệ lụy của việc xây dựng ồ ạt các thủy điện và chuyển nước của dòng sông, lưu vực. Đây là ảnh thủy điện An Khê- Ka Nak được ví là công trình “sai lầm thế kỷ”, một điển hình trong việc “đánh cắp” nguồn nước của dòng sông.

“Đánh cắp” nguồn nước của dòng sông là một khái niệm mới được các nhà khoa học đưa ra với những cảnh báo ở cấp độ cao về hệ lụy của việc xây dựng ồ ạt các thủy điện và chuyển nước của dòng sông, lưu vực. Đây là ảnh thủy điện An Khê- Ka Nak được ví là công trình “sai lầm thế kỷ”, một điển hình trong việc “đánh cắp” nguồn nước của dòng sông.

Nguồn nước ở sông Ba (Gia Lai) bị chuyển sang nhà máy ở Tây Sơn (Bình Định) để phát điện, rồi đổ vào sông Kôn.

Trong khi phía hạ nguồn đập thủy điện, sông Ba bị cạn kiệt.

Dòng sông trơ đáy, hàng vạn hộ dân bị ảnh hưởng khi nguồn nước bị đánh cắp.

Nguồn nước của sông Đắk Nghé (nhánh thượng nguồn sông Sê San, thuộc tỉnh Kon Tum) cũng bị “đánh cắp” bởi Thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: Khoa Điềm.

Để chuyển nước dòng sông, một đường hầm dài khoảng 20km của Thượng Kon Tum đã được xây dựng và hiện đang nắm giữ kỷ lục "Đường hầm dẫn nước thủy điện dài nhất Việt Nam”.

Kỷ lục của thủy điện nhưng lại là nỗi buồn vô hạn của người dân. Một dòng “sông chết” kéo dài hàng chục km sau đập thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh Khoa Điềm.

Người dân Kon Tum rất bất bình khi nguồn nước thiết yếu cho sản xuất, sinh hoạt bị đánh cắp. Ảnh Khoa Điềm.

Ở Lâm Đồng, Thủy điện Đại Ninh cũng chuyển nước từ sông Đa Nhim thuộc lưu vực sông Đồng Nai sang lưu vực sông Lũy (Bình Thuận) để phát điện.

Trên sông Sêrêpôk, các nhà khoa học cũng xác định nguồn nước bị "lấy cắp" từ Thủy điện Sêrêpôk 4 xuống Thủy điện Sêrêpôk 4A.

Ở sông Sêrêpôk, không chuyển nước lưu vực nhưng chuyển nước ra khỏi dòng sông. Một bên là dòng sông cũ và một bên là kênh chuyển nước ra khỏi sông.

Hàng chục km "sông nhân tạo" thẳng tắp được xây dựng để dẫn nước phát điện, phá vỡ quy luật tự nhiên.

Sông Sêrêpôk nhiều thời điểm bị trơ đáy vì thủy điện.

Các thủy điện đã được xây dựng ồ ạt trên tất cả các con sông lớn ở Tây Nguyên và nhiều công trình vì lợi ích phát điện đã chuyển nước dòng sông.

Theo các nhà khoa học, vào mùa khô, cả 4 con sông lớn của Tây Nguyên gồm Sêrêpôk, Sê San, Đồng Nai và sông Ba được nhận định đã không còn là sông mà trở thành hệ sinh thái hồ.

Sông biến thành hệ sinh thái hồ vì tác động của thủy điện.

Công Bắc-Khoa Điềm/VOV-Tây Nguyên

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/chum-anh-danh-cap-nguon-nuoc-cua-dong-song-o-tay-nguyen-1046988.vov