Chưa từng có ý tưởng như thế: Sinh viên sản xuất gạch từ chính nước tiểu của người

Với phát minh này, chất thải của con người sẽ được tái sử dụng một cách hữu ích. Không chỉ hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường, loại gạch làm từ nước tiểu còn được xem là rất an toàn, bền chắc.

Phát minh thú vị này được thực hiện bởi các bạn sinh viên Đại học Cape Town, tỉnh Western Cape, Nam Phi.

Viên gạch được làm bằng nước tiểu là do sự kết hợp giữa cát và vi khuẩn trong một quy trình cho phép gạch đông lại ở nhiệt độ phòng. Về cơ bản, nó giống như cách san hô được tạo ra dưới đại dương.

Để phục vụ việc làm gạch, các bạn sinh viên sẽ thu thập nước tiểu và cứ 25-30 lít nước tiểu sẽ cho ra 1 viên gạch. Ngoài ra, số nước tiểu này còn tạo ra khoảng 1 kg phân bón.

Viên gạch làm từ nước tiểu và cát của sinh viên Đại học Cape Town, Nam Phi. Ảnh: UCT

Các chất rắn trong nước tiểu được tách chiết để làm phân bón, chất lỏng được dùng làm gạch. Vi khuẩn có trong nước tiểu sau đó sẽ gắn kết với cát tạo thành đá cứng hay gạch xám. Quá trình này mất khoảng từ 4 đến 6 ngày.

Quá trình này hoàn toàn an toàn, thân thiện với môi trường. Nó sẽ giúp tiết kiệm lượng than đá khổng lồ để nung gạch truyền thống và giúp hạn chế lượng C02 thải vào khí quyền. Tuy nhiên, các sinh viên Đại học Cape Town phải thừa nhận rằng sản phẩm khi ra lò sẽ có mùi khai. Sau 48 giờ, mùi khai trên gạch hoàn toàn biến mất và không gây nguy hại về sức khỏe.

Vương Phi

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/sinh-vien-tv/chua-tung-co-y-tuong-nhu-the-sinh-vien-san-xuat-gach-tu-chinh-nuoc-tieu-cua-nguoi-3942461.html