Chưa kịp đấu Nga, Su-27 Ukraine rơi lả tả, tiết lộ sự thật khủng khiếp

Suốt nhiều năm trời do thiếu kinh phí cùng với việc tin vào sự bảo trợ của Mỹ và Nga, không quân Ukraine từ một thế lực thứ 4 thế giới sau Mỹ, Nga và Trung Quốc, nay đã trở nên rệu rã và tàn tạ.

 Theo Bộ Tổng tham mưu lực lượng vũ trang Ukraine, một tiêm kích Su-27 của nước này đã rơi vào hôm 15-12, khiến phi công thiệt mạng.

Theo Bộ Tổng tham mưu lực lượng vũ trang Ukraine, một tiêm kích Su-27 của nước này đã rơi vào hôm 15-12, khiến phi công thiệt mạng.

Được biết, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 3h chiều ngày 15-12 khi chiếc máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 đang cố gắng hạ cánh xuống căn cứ không quân Ozerne sau một chuyến bay tuần tra định kì.

Đây là vụ rơi máy bay Su-27 thứ 2 của không quân Ukraine trong năm nay.

Vào hồi tháng 10-2018, một chiếc Su-27UB của Ukraine cũng đã rơi gần làng Ulaniv, cách thủ đô Kiev 250km về phía tây nam trong cuộc tập trận Clear Sky 2018 với quân đội Mỹ. Cả phi công của Mỹ và Ukraine đều đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này.

Su-27 hiện là tiêm kích mạnh nhất hiện nay của không quân Ukraine, chúng đóng vài trò tiêm kích tiền tuyến của không lực nước này.

Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Ukraine được sở hữu rất nhiều loại vũ khí của Liên Xô để lại. Được thành lập vào năm 1992, lực lượng không quân Ukraine sở hữu rất nhiều loại máy bay hiện đại của Liên Xô thời bấy giờ, đưa không quân Ukraine chỉ đứng sau không quân Mỹ, Nga, Trung Quốc và đứng đầu châu Âu.

Cần lưu ý rằng trước kia phần lớn các loại máy bay hiện đại nhất của Liên Xô đều đóng quân trên lãnh thổ Ukraine như các loại máy bay tiêm kích: Su-27, MiG-29, máy bay ném bom tầm xa Tu-22, Tu-95 và Tu-160.

Các sân bay trên lãnh thổ Ukraine có vị trí địa chiến thuật cực kỳ quan trọng trong việc tấn công các lực lượng của NATO.

Một số sân bay quan trọng trên lãnh thổ Ukraine luôn được ưu tiên tiếp nhận các thế hệ máy bay chiến đấu mới nhất của Liên Xô như: Mirhorod Vasilkovo, Melitopol... Đặc biệt, sân bay Saki ở Crimea là nơi đặt căn cứ huấn luyện phi công trên tàu sân bay của Liên Xô.

Vào năm 1992 không quân Ukraine có 3 quân đoàn (bao gồm hơn 1.100 máy bay).

2 sư đoàn không quân tiêm kích (8 trung đoàn trực thuộc) trang bị các loại máy bay như: MiG-23ML/MLD (80 chiếc), MiG-29 (240 chiếc), Su-27 (70 chiếc)

2 sư đoàn không quân ném bom chiến thuật (5 trung đoàn trực thuộc) trang bị 150 máy bay Su-24M

2 sư đoàn không quân ném bom tầm xa (3 trung đoàn trực thuộc) trang bị các loại máy bay như: Tu-16 (30 chiếc), Tu-22K (30 chiếc), Tu-22M2/M3 (36 chiếc)

3 trung đoàn không quân trinh sát trang bị các loại máy bay như: Tu-22P (30 chiếc), MiG-25RB (15 chiếc), Su-17M3/M4 (30 chiếc), Su-24MR (12 chiếc).

Trung đoàn không quân tác chiến điện tử trang bị 35 máy bay Yak-28

4 trung tâm huấn luyện trang bị các loại máy bay như: MiG-21bis (240 chiếc), Su-24 (60 chiếc), L-39/L-29 (550 chiếc)

Ngoài ra, không quân Ukraine còn sở hữu hơn 900 trực thăng các loại bao gồm 250 trực thăng vũ trang Mi-24V/P.

Tuy nhiên do sự sụt giảm của nền kinh tế cũng như khả năng tài chính lúc đó của Ukraine không đủ để duy trì một lượng lớn máy bay như vậy dẫn đến việc số lượng các trung đoàn không quân của Ukraine giảm mạnh.

Đến cuối những năm 90, Ukraine đã cho nghỉ hưu toàn bộ phi đội máy bay tiếp dầu IL-78, máy bay huấn luyện MiG-23 và Tu-134UBL cũng như rã sắt vụn các loại máy bay ném bom tầm xa như Tu-22M2/M3, Tu-95 và Tu-160 (một số được bán lại cho Nga). Đồng thời với việc cắt giảm máy bay là sự cắt giảm tương ứng với các nhân viên hậu cần và phi công.

Nhưng điều bị cho là mất mặt nhất với không quân Ukraine là việc ký kết thỏa thuận với phía Mỹ và Nga vào ngày 25-11-1993 về việc Ukraine loại bỏ toàn bộ phi đội máy bay ném bom tầm xa chiến lược của mình bao gồm 29 chiếc (10 máy bay Tu-160 và 19 máy Tu-95).

Như vậy, đến đầu năm 2014 không quân Ukraine chỉ còn 80 máy bay MiG-29 (một số lượng nhỏ được nâng cấp lên chuẩn MiG-29MU1), 20 máy bay Su-27, 24 máy bay Su-24M, 36 máy bay Su-25 (14 chiếc được nâng cấp lên chuẩn Su-25M1), 12 máy bay trinh sát Su-24MR, 38 máy bay huấn luyện L-39, 7 máy bay vận tải IL-76MD, 5 máy bay An-26, 1 máy bay chở VIP An-24 và Tu-134AK.

Trực thăng vũ trang chỉ còn lại các máy bay Mi-8/17 do phần lớn trực thăng của không quân Ukraine đã được chuyển giao cho phía lục quân Ukraine sử dụng vào năm 1994.

Thời gian trước khi xảy ra cuộc chính biến ở Ukraine, tình trạng của không nước này đã có những cải thiện. Cụ thể vào năm 2012, số giờ bay trung bình của 1 phi công không quân Ukraine là 42 giờ (so với năm 2010 thì con số này chỉ là 17 giờ) nhưng khi so sánh với các quốc gia khác thì con số này của Ukraine là quá nhỏ.

Cụ thể trong cùng thời gian thì 1 phi công không quân Nga có số giờ bay trung bình trong 1 năm 100-120 giờ, 1 phi công thuộc khối NATO là từ 120-180 giờ.

Tuy nhiên, số giờ huấn luyện vẫn là quá nhỏ để có thể nâng cao sức chiến đấu cho các phi công. Đồng thời các sân bay và nhà chứa máy bay không còn được bảo vệ nghiêm ngặt và điều này có thể dẫn đến việc những chiếc máy bay này lọt vào tay các phần tử cực đoan.

Mặc dù có trong tay hàng trăm máy bay chiến đấu không thua kém nhiều nước Nga, nhưng do thiếu tiền, đội ngũ phi công không được huấn luyện liên tục và thường xuyên khiến cho Không quân nước này liên tục gặp sự cố khi điều khiển máy bay chiến đấu. Nếu xung đột với Nga xảy ra, gần như chắc chắn phi đội chiến đấu cơ của Kiev sẽ không đủ sức đương đầu với những phi công lão luyện đến từ Nga.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-chua-kip-dau-nga-su27-ukraine-roi-la-ta-tiet-lo-su-that-khung-khiep/793461.antd