Chữa khỏi đau nhức xương khớp lâu năm bằng bài thuốc từ chân gà

Đau nhức xương khớp làm người bệnh hay trong tình trạng tê buốt rất khó chịu đi lại khó khăn, lâu năm có thể dẫn đến bị liệt. Để chấm dứt cơn đau và đi lại dễ dàng hãy xem bài thuốc đơn giản với chân gà sau.

Đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là tình trạng tổn thương các khớp xương từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp xương kèm theo các triệu chứng sưng khớp, cứng khớp, đau và nhức mỏi khớp, biến dạng khớp…

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp là gì?

1. Nguyên nhân về tuổi tác

Nguyên nhân đau nhức xương khớp đầu tiên phải kể đến đó là tuổi tác. Theo thời gian, các cơ quan phải đối mặt với sự lão hóa, trong đó có các khớp với hai cấu trúc quan trọng là sụn và xương dưới sụn gây bệnh đau nhức xương khớp.

2. Nguyên nhân do bệnh lý

Bệnh viêm khớp

+ Viêm xương khớp: Trong viêm xương khớp, tổn thương sụn có thể dẫn đến xương mài trực tiếp trên xương, gây đau đớn và hạn chế vận động. Tổn thương này có thể xảy ra trong nhiều năm, hoặc nó có thể được đẩy nhanh hơn bởi chấn thương khớp hoặc nhiễm trùng.

+ Viêm khớp dạng thấp: Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp gây viêm sưng tấy màng hoạt dịch, gây sưng, tấy đỏ và đau khớp. Viêm đa khớp dạng thấp có thể phá hủy sụn và xương trong khớp.

Bệnh thoái hóa khớp

Biểu hiện đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra nhưng hiện nay thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.

3. Nguyên nhân do các yếu tố khác

– Do béo phì thừa cân: Hệ thống xương – cơ – dây chằng của cơ thể được thiết kế với khả năng chịu lực vừa đủ với một người có trọng lượng bình thường. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức giới hạn cho phép, hệ thống ấy sẽ bị quá tải, gia tăng áp lực lên các khớp. Đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp nơi đây bị bào mòn, kéo theo phần xương dưới sụn cũng nhanh chóng bị tổn thương.

– Do thời tiết: Sự thay đổi của thời tiết như lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, nóng lạnh thất thường… có thể kéo theo hàng loạt những thay đổi bên trong cơ thể như thay đổi độ nhớt dịch khớp, cung cấp máu (thay đổi vận mạch), sự kết tủa của các muối, … Chính những thay đổi nội môi này gây đau nhức xương khớp.

Bài thuốc rất đơn giản thế này nhé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 3 cặp chân gà: Dùng chân gà ta hay chân gà công nghiệp đều được, nhưng chân gà ta thì tốt hơn. – 1 bát lạc (đậu phộng) khô

Cách bài chế thuốc

– Cách nấu và liệu trình sử dụng: Cho 3 cặp chân gà và 1 chén đậu phộng hầm chung với 1 lít nước hoặc hơn một chút. Đun nhỏ lửa và hầm từ 1-1,5 tiếng là được. Nêm nếm mắm muối sao cho vừa miệng. Sau đó dùng nước hầm này chia ra dùng trong ngày. Chân gà có thể ăn được, nhưng không nên ăn xác đậu phộng vì xác đậu phộng gây đầy hơi khó tiêu trướng bụng.

– Mỗi ngày dùng 1 phần như thế (3 cặp chân gà hầm cùng 1 chén đậu phộng). Dùng liên tục như thế trong vòng 1 tuần liền. Sau đó ngưng dùng 4 ngày. Rồi lại dùng tiếp 1 tuần liên tục. Như thế là xong một liệu trình. Khi cảm nhận cơ thể bắt đầu ổn định hơn, các cơn đau thuyên giảm đi thì có thể dùng bài thuốc chân gà đậu phộng này 2 lần/tuần để tiếp tục chữa và phòng bệnh.

Đúng là bài thuốc dành cho người nghèo, nghe thật là quá sức đơn giản mà chẳng hề tốn kém phải không các chị.

Em tìm hiểu thêm thì biết rằng, chân gà không chỉ là một loại thực phẩm ngon mà còn có công dụng chữa bệnh rất tuyệt vời. Theo y học cổ truyền, chân gà có vị ngọt, tính bình, hơi ấm và không có độc. Chân gà có tác dụng bổ hư, mạnh sinh lực và cường gân cốt… thường dùng bổ dưỡng về gân xương, tỳ hư lâu ngày, sinh lý yếu, người lớn tuổi hay bị xuất huyết nhiều nơi, hoặc là trẻ em còi chậm đi, chậm mọc răng và nhiều mồ hôi.

Các mẹ có thể chế biến chân gà thành các món ngon để đãi cả nhà lại có tác dụng phòng và chữa được rất nhiều bệnh như em kể dưới đây nhé:

Gỏi chân gà ngó sen

Cách làm: Chân gà luộc rút xương, lạc rang, hành tây, ngó sen, cà rốt, chanh, đường, rau thơm, tỏi, ớt, rau răm, gia vị, mắm vừa đủ làm gỏi ăn.

Món này có tác dụng giúp khỏe gân cốt, chữa chứng ăn ngủ kém, mệt mỏi. Trẻ em còi, người có tuổi hư nhược hay xuất huyết, người lớn gân xương yếu đều dùng hiệu quả.

Canh chân gà hầm rau củ

Cách làm: Chân gà, cà rốt, tiêu, hành ngò, đậu phụ, đậu hà lan, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Ăn món này thường xuyên sẽ có tác dụng mạnh gân cốt, trị chứng sinh lý yếu, thận yếu, khó ngủ, đau lưng, mỏi chân, ù tai, tiêu chảy, kiết lỵ, mệt mỏi.

Chân gà hầm nấm hạt sen

Cách làm: Chân gà, hạt sen, nấm hương, nấm mèo, mắm, muối, hành, tiêu, gia vị vừa đủ nhồi vào bụng gà hầm ăn.

Đây là món ăn bài thuốc trị chứng ăn ngủ kém, ho, ho khan, nhiều mồ hôi, đi kiết, phế táo, ăn ngủ, hư nhược, mệt mỏi, đái tháo đường, hay bị xuất huyết nhiều nơi.

Chân gà hầm khoai sọ

Cách làm: Chân gà, hành ngò, tiêu, khoai sọ, rau nhút, mắm muối, gia vị vừa đủ hầm ăn.

Bài thuốc từ món ăn ngon này giúp chữa chứng hư nhược, ăn ngủ kém, mỏi chân, thận yếu, sinh lý yếu, đau lưng, trẻ em còi chậm phát triển, nhiều mồ hôi, người yếu hay bị xuất huyết, đau nhức do loãng xương nên dùng.

Chân gà nấu bí đỏ

Cách làm: Bí đỏ, đậu phộng, chân gà, dầu ăn, tiêu, mắm muối, hành ngò, gia vị vừa đủ hầm ăn.

Thường xuyên ăn món này giúp chữa chứng hư nhược, mệt mỏi, gân xương đau mỏi, ăn ngủ kém, đau đầu, nhiều mồ hôi.

Theo Khỏe & Đẹp

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/thuoc-hay/chua-khoi-dau-nhuc-xuong-khop-lau-nam-bang-bai-thuoc-tu-chan-ga-793854.html