Chưa cần tàu sân bay, biên đội Hải quân Mỹ - Nhật đã khiến Trung Quốc 'phát sốt'

Nhờ có tiêm kích tàng hình cất hạ cánh thẳng đứng F-35B mà giờ đây nhiều chiến hạm cỡ lớn của Mỹ và đồng minh đều đảm nhiệm được chức năng của tàu sân bay trong trường hợp cần thiết.

 Hải quân Mỹ và Nhật Bản vừa tiến hành một cuộc diễn tập hỗn hợp, trong đó điều động 3 lớp chiến hạm cực lớn là tàu đổ bộ tấn công LHD-1 Wasp, tàu đổ bộ tăng LST-4003 Kunisaki lớp Osumi và tàu đổ bộ - vận tải lớp San Antonio LPD-20 Green Bay.

Hải quân Mỹ và Nhật Bản vừa tiến hành một cuộc diễn tập hỗn hợp, trong đó điều động 3 lớp chiến hạm cực lớn là tàu đổ bộ tấn công LHD-1 Wasp, tàu đổ bộ tăng LST-4003 Kunisaki lớp Osumi và tàu đổ bộ - vận tải lớp San Antonio LPD-20 Green Bay.

Những tàu đổ bộ lớp Wasp của Mỹ có lượng giãn nước tới 45.000 tấn và chiều dài 248 m, nó chuyên chở được cả một đơn vị viễn chinh của Thủy quân Lục chiến Mỹ và triển khai thông qua trực thăng hoặc xuồng đệm khí.

Thông thường Wasp mang theo 6 phản lực cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier, 4 trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, 12 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knigh hoặc 4 máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, 4 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 Sea Stallion và 4 trực thăng đa dụng UH-1N Huey

Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công, cơ cấu trên thay đổi gồm 42 trực thăng CH-46 Sea Knight hoặc hơn 22 chiếc MV-22 Osprey. Ở nhiệm vụ kiểm soát biển thì đội bay gồm 20 AV-8B Harrier II và 6 SH-60F/HH-60H.

Trong khi đó San Antonio là lớp tàu đổ bộ đa năng tối tân nhất của Mỹ trong giai đoạn đầu thế kỷ 21, nó kết hợp các chức năng của tàu vận tải (LKA), tàu đổ bộ tăng (LST) và đổ bộ thông thường (LSD) vào một thiết kế duy nhất.

Trong khi đó chiếc LST-4003 Kunisaki lớp Osumi của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản cũng có khả năng đáng nể, nó mang theo được 330 lính thủy quân lục chiến, 15 xe tăng chiến đấu chủ lực Type 90 hoặc 1.400 tấn hàng hóa quân sự.

Đội hình liên hợp của Hải quân Mỹ - Nhật như trên vẫn đủ khiến cho Trung Quốc phải cảm thấy giật mình, bất chấp việc họ vẫn chưa triển khai "ngôi sao" của hạm đội là tàu sân bay.

Các tàu đổ bộ cỡ lớn trên có thể đưa hàng ngàn lính thủy đánh bộ cùng hàng chục máy bay, xe thiết giáp áp sát bờ biển và đánh chiếm trong thời gian nhanh chóng.

Những trực thăng tấn công hay tiêm kích hạm có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng bố trí trên tàu vừa thực hiện được chức năng phòng không hạm đội tầm xa, vừa chi viện hỏa lực đường không đáng tin cậy.

Một điều nữa cẫn nhắc tới đó là cả 3 lớp tàu đổ bộ trên đều có sàn đáp máy bay rất rộng, chúng hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận chiến đấu cơ tàng hình F-35B để thực hiện chức năng của tàu sân bay.

Tiêm kích tàng hình có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng F-35B thực sự đã mở ra một cuộc cách mạng mới trong hình thức chiến thuật tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ.

Chỉ cần sửa đổi một chút về kết cấu của sàn đáp, Hải quân Mỹ sẽ có thêm hàng chục tàu sân bay cỡ nhỏ nhưng năng lực tác chiến chẳng thua kém gì so với chiếc Liêu Ninh của Trung Quốc.

Chưa dừng lại đó, họ còn nhận được sự hỗ trợ không nhỏ từ các đồng minh tại khu vực cũng có lực lượng tàu chiến cỡ lớn với sàn đáp máy bay kích thước rộng rất hùng hậu.

Ngoài ra cũng cần phải nói thêm rằng tính năng kỹ chiến thuật của chiếc F-35B theo nhận định thì "ăn đứt" tiêm kích hạm J-15 Flying Shark của Không quân Hải quân Trung Quốc.

Điều đó có nghĩa là chỉ cần số lượng nhỏ hơn rất nhiều, một tàu đổ bộ tấn công LHS hoặc LHD của Hải quân Mỹ cũng thừa sức chế áp tàu sân bay Trung Quốc.

Những nỗ lực "dìm hàng" từ phía đối thủ bằng cách liên tục cho rằng F-35B là bản thiết kế đầy lỗi, không nên sản xuất có vẻ rất thiếu tác dụng, bằng chứng là số lượng F-35 các phiên bản (nhất là F-35B) vẫn không ngừng gia tăng.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-chua-can-tau-san-bay-bien-doi-hai-quan-my-nhat-da-khien-trung-quoc-phat-sot/796693.antd