Chú trọng bảo vệ quyền lợi người lao động

9 tháng năm 2019, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, phong trào công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các cấp công đoàn Thủ đô đã làm tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ

Báo cáo kết quả phong trào CNVCLĐ, hoạt động công đoàn Thủ đô 9 tháng năm 2019, cho biết, trong 9 tháng đầu năm tư tưởng của CNVCLĐ Thủ đô nhìn chung ổn định, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động công đoàn và đặc biệt an tâm, phấn khởi trước sự quan tâm của doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn trong việc bảo đảm tiền lương, thưởng Tết; bố trí phương tiện để đưa, đón công nhân lao động (CNLĐ )về quê đón Tết cũng như thăm hỏi, động viên những CNLĐ không có điều kiện về quê đón Tết chung vui cùng gia đình…

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung (đứng giữa) đối thoại với công nhân lao động trong Tháng Công nhân.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung (đứng giữa) đối thoại với công nhân lao động trong Tháng Công nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình hình đời sống, việc làm, việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động vẫn còn những vấn đề đáng băn khoăn. Cụ thể, về thu nhập, tiền lương, theo LĐLĐ Thành phố, đến hết tháng 9, có trên 90% các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở đã triển khai thực hiện quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2019 của Chính phủ tuy nhiên, thu nhập bình quân của người lao động mới đạt mức từ 5 đến 5,5 triệu đồng/người/tháng, lương tối thiểu chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động.

Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm chế độ chính sách đối với người lao động, nhất là chính sách ảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn diễn ra. Tính đến nay, trên địa bàn Thủ đô có 37.557 đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ 2 tháng trở lên, với số tiền nợ trên 1.266 tỉ đồng, làm ảnh hưởng đến đời sống, chế độ chính sách của 559.629 người lao động.

Trước thực tế này, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động được các cấp công đoàn Thủ đô chú trọng thực hiện. Trước hết, LĐLĐ Thành phố và các cấp công đoàn Thủ đô đã chủ động, tích cực tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến người lao động, nhất là tích cực tham gia công tác phản biện xã hội, lấy ý kiến CNLĐ tham gia vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2012), tham gia xây dựng các Nghị quyết của Thành ủy, các chương trình, kế hoạch của Thành phố Hà Nội.

LĐLĐ Thành phố và các cấp công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền đồng cấp, chỉ đạo sát sao việc tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức; Hội nghị Người lao động và tổ chức đối thoại định kỳ đúng theo quy định của Nghị định 04/2015/NĐ-CP, Nghị định số 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở.

Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội, phát huy vai trò của lực lượng chính trị nòng cốt ở cơ sở trong việc nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng, các vấn đề bức xúc của công nhân viên chức để kịp thời phối hợp giải quyết, nhất là trong thời điểm cuối năm.

Tính đến nay, đã có 100% đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức (trừ khối Giáo dục tổ chức theo năm học) và 66,87% đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động. Điều đáng nói là chất lượng Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và Hội nghị người lao động năm 2019 được nâng lên, tập trung vào các nội dung như: Xây dựng quy chế đối thoại, quy chế dân chủ tại cơ sở, lựa chọn bầu thành viên đại diện tập thể người lao động tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc... đúng quy trình, bài bản, nghiêm túc theo quy định, qua đó, đã góp phần phát huy dân chủ, ý thức của người lao động trong tham gia quản lý, chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp.

Một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã làm tốt việc thực hiện quyền đại diện tập thể người lao động tham gia đóng góp ý kiến vào nội quy lao động của doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hồ sơ đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước.

Tăng cường đối thoại và kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động

Cùng với chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ, các các cấp công đoàn Thủ đô cũng chú trọng hướng dẫn công đoàn cơ sở thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thể, thực hiện xây dựng Thư viện thỏa ước lao động tập thể, coi đây là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.

Theo báo cáo của 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, đến nay, toàn thành phố đã có 2.150 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký thỏa ước lao động tập thể, đạt 58,32% và một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hướng dẫn các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn đại diện thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Nhiều quyền lợi cốt lõi đã được công đoàn cơ sở thương lượng đưa vào thỏa ước lao động tập thể như: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo việc làm, nâng cao tay nghề; chính sách lao động nữ, đảm bảo bữa ăn ca của công nhân lao động với mức thấp nhất 15.000 đồng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 7c/NQ-BCH của Tổng Liên đoàn.

Điểm nhấn nổi bật, thể hiện rõ vai trò đại diện cho người lao động của tổ chức Công đoàn Thủ đô phải kể đến việc LĐLĐ Thành phố đã tham mưu, phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố với hơn 1000 công nhân lao động Thủ đô, tại khu công nghiệp Nội Bài, nhân dịp Tháng Công nhân năm 2019.

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp công đoàn Thủ đô tiếp tục tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, trong đó tập trung tổ chức cho cán bộ, đoàn viên và CNVCLĐ tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và các dự án luật, các văn bản pháp quy của Nhà nước.

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp công đoàn Thủ đô tiếp tục tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, trong đó tập trung tổ chức cho cán bộ, đoàn viên và CNVCLĐ tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và các dự án luật, các văn bản pháp quy của Nhà nước.

Tại Hội nghị, đã có 639 ý kiến kiến nghị bằng văn bản và 22 ý kiến, kiến nghị trực tiếp của công nhân lao động tập trung vào các vấn đề: Chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đời sống, việc làm của công nhân lao động; giao thông trong các khu công nghiệp và chế xuất; giải quyết thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và người lao động; đảm bảo tình hình an ninh trật tự; xây dựng hạ tầng khu công nghiệp…

Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố đã trực tiếp trả lời ý kiến, kiến nghị và chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của công nhân lao động, doanh nghiệp và trả lời trực tiếp bằng văn bản, đồng thời nhanh chóng giải quyết ngay các kiến nghị, đề xuất của công nhân lao động Thủ đô.

Ngoài ra, vai trò đại diện của các cấp công đoàn Thủ đô còn thể hiện ở công tác tham gia với các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp. Trong 9 tháng năm 2019, LĐLĐ Thành phố đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn vệ sinh lao động tại 220 doanh nghiệp; các cấp Công đoàn đã phối hợp kiểm tra hơn 350 doanh nghiệp về thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến người lao động và chính sách đối với lao động nữ; phối hợp giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp lao động.

Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm, giải quyết vướng mắc, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đặc biêt, LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn tiếp tục triển khai thực hiện Hướng dẫn số 995/HD-TLĐ ngày 30/6/2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về “Công đoàn khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể”. Tính đến nay, các cấp Công đoàn Thành phố đã tiếp nhận được 592 bộ hồ sơ đơn vị, doanh nghiệp nợ, đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và có 75 hồ sơ Công đoàn khởi kiện đã được Tòa án thụ lý.

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp công đoàn Thủ đô tiếp tục tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, trong đó tập trung tổ chức cho cán bộ, đoàn viên và CNVCLĐ tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và các dự án luật, các văn bản pháp quy của Nhà nước.

Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội, phát huy vai trò của lực lượng chính trị nòng cốt ở cơ sở trong việc nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng, các vấn đề bức xúc của công nhân viên chức để kịp thời phối hợp giải quyết, nhất là trong thời điểm cuối năm.

Phạm Diệp

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/chu-trong-bao-ve-quyen-loi-nguoi-lao-dong-98417.html