Chủ quan vì nghĩ bị cảm cúm thông thường, người đàn ông phải cắt bỏ tứ chi

Không những mất đi cả chân và tay, người đàn ông ấy còn phải cắt bỏ 1 phần gương mặt chỉ vì cơn bạo bệnh.

Anh Alex Lewis và gia đình trước khi lâm bệnh.

Anh Alex Lewis và gia đình trước khi lâm bệnh.

Đó là câu chuyện của anh Alex Lewis, 38 tuổi, đến từ Hampshire, Anh. Vào năm 2013, anh Alex Lewis gặp phải một trận cảm; vì nghĩ đây chỉ là một cơn bệnh bình thường nên anh cho rằng mình sẽ ổn cả và uống thuốc qua loa. Và thật không may mắn cho người đàn ông này khi chỉ 2 tuần sau đó anh đã phải nằm trong viện với tình trạng nguy kịch, dẫn tới việc bị cắt mất tứ chi và cả một phần gương mặt.

Khi được hỏi về những ngày nằm viện dài đằng đẵng trong năm 2013 - 2014, Alex Lewis nói rằng anh vẫn không thể tin rằng căn bệnh "cảm cúm" của mình lại tai quái tới mức ấy. Ngay cả vợ anh cũng không nghĩ rằng căn bệnh đó đã hoàn toàn hủy hoại cuộc đời chồng mình.

"Khoảng thời gian anh ấy mắc bệnh là tháng 11, là mùa cúm ở Anh. Anh ấy vẫn ăn uống bình thường, vẫn đi làm và sinh hoạt bình thường. Đó về cơ bản chỉ là bệnh cúm ở người." - vợ của Alex Lewis nói.

Tuy nhiên, đó không phải là một cơn cảm cúm thông thường. Alex sau đó đã được chẩn đoán nhiễm trùng liên cầu gây ra nhiễm trùng máu và suy giảm chức năng nhiều cơ quan, đồng thời đẩy anh vào tình trạng thập tử nhất sinh, chỉ có 30% cơ hội sống sót. Chỉ 10 ngày sau khi bắt đầu có cơn cúm, Alex bỗng thấy mình nằm trong bệnh viện với chân tay và một phần gương mặt đã bị cắt bỏ.

Để giữ được mạng sống, Alex phải uống tới 50 viên thuốc một ngày, thế nhưng tình hình sức khỏe vẫn tiếp tục xấu đi. Cánh tay phải là chi duy nhất còn có thể hoạt động của Alex nhưng trong một lần nằm ngủ bị đè lên cũng bị gãy mất.

Sau hơn sáu tháng nằm viện với 18 ca phẫu thuật, Alex bắt đầu hành trình để hồi phục chức năng. Năm 2014, anh phải trải qua cuộc phẫu thuật ghép môi từ phần thịt ở vai, nơi có lớp da lành lặn duy nhất có thể cấy ghép.

Dù cho không còn tay chân, gương mặt lại bị biến dạng nhưng anh vẫn cảm thấy may mắn vì vẫn có thể sống sót sau cơn bạo bệnh khủng khiếp.

"Tôi đã có thể chết. Mỗi năm có 10.000 người mắc chứng Strep và 9.600 người trong số đó đã chết. Trong số 400 người may mắn sống sót, có tới 100 người phải cắt bỏ cả tứ chi. Tôi chắc chắn mình đã là một người may mắn rồi", Alex chia sẻ.

Anh Alex vẫn cảm thấy mình may mắn vì được sống dì phải cắt cụ tứ chi và 1 phần gương mặt.

Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do có sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn.

Bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng làm suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao có thể từ 20 - 50% các trường hợp vì quá trình phát triển bệnh lý là phụ thuộc không những vào mầm bệnh mà còn phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng cơ thể người bệnh.

Nhiễm trùng huyết thường tiến triển nặng và không có chiều hướng tự khỏi nếu không được xử lý điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bệnh Nhiễm trùng huyết do liên cầu

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng huyết do liên cầu là do vi khuẩn Gram dương Streptococcus suis xâm nhập vào cơ thể như:

Trực tiếp vào máu

Từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào, những cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương, khớp, hô hấp, tiêu hóa...

Triệu chứng bệnh Nhiễm trùng huyết do liên cầu

Các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng huyết: sốt cao, rét run, biến đổi tình trạng toàn thân, nhịp tim nhanh, lách to, tăng bạch cầu đa nhân, phối hợp một số biểu hiện nổi bật của một nhiễm trùng huyết do liên cầu:

Dấu hiệu da: phát ban kiểu tinh hồng nhiệt, ban xuất huyết chấm hoặc mảng, đôi khi lan rộng ra phát ban nổi phỏng – nốt mủ.

Các dấu hiệu về khớp: đau khớp, viêm khớp thanh dịch, hoặc mủ, tổn thương đặc biệt các khớp lớn.

Trường hợp nặng thường có thể có xuất huyết dưới da, ban xuất huyết hoại tử lan rộng ở mặt, ngực, chân, tay, hoại tử đầu chi và rối loạn chức năng đông máu. Bệnh có thể đưa đến sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong.

TH - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/chu-quan-vi-nghi-bi-cam-cum-thong-thuong-nguoi-dan-ong-phai-cat-bo-tu-chi-79359-9.html