Chống sạt lở tại Đồng bằng sông Cửu Long

Những năm qua, 13 địa phương ĐBSCL đã tìm nhiều phương án để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân. Tuy nhiên, việc chống chọi với sạt lở, với thiên nhiên khốc liệt là cả một quá trình đầy thử thách và cam go. Ông Nguyễn Bảo Sinh – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên, An Giang: Nguyên nhân chưa bố trí được thì chúng tôi cũng đang xin chủ trương của tỉnh để mở rộng khu tái định cư Mỹ Thạnh, bên cạnh đó dự án làm kè có nguồn vốn phải lớn nên phải xin ngân sách trung ương hoặc vốn tài trợ khác.Ông Trần Anh Thư – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An GiangÔng Nguyễn Long Hoai - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau : k chống lại sóng mà để sóng tràn qua đỉnh kè cho sóng róc rách qua các thân kè qua khe hở để giảm năn g lượng sóng vưqd khắc phục sạt lở vừa đem phù sa vaod bên trong để rừng phòng hộ nó tái sinh.Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: phải tập trung bảo vệ ở những vị trí quan trọng là những khu dân cư những địa bàn những cửa biển những nơi đã đc đầu tư hạ tầng.đối voeis nhưngz vị trí như thế như đê biển phía đông chúng tôi đã rad soát cần đầu tư ở 4 vị trí chiều dài khoảng 10km chi phi đã lên tới 200 tỷ đồng

Là tỉnh đầu nguồn ĐBSCL, An Giang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu mà điển hình là tình trạng sạt lở. Trước tình cảnh điêu đứng của người dân vì mất đất mất nhà, tỉnh đã lên kế hoạch di dời dân đến nơi tái định cư an toàn. Đơn cử tại TP Long Xuyên, thành phố đã giao cho phường Mỹ Thạnh tạo quỹ đất nền và có phương án di dời các hộ dân về nơi tái định cư. Tuy nhiên quá trình này cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu quỹ đất và chính địa phương cũng đang chờ xin cấp kinh phí.

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh An Giang có khoảng trên 5300 hộ dân cần di dời khẩn cấp để tránh sạt lở, tuy nhiên đến thời điểm này, số hộ dân được di dời không nhiều. Bài toán “an cư lạc nghiệp” cho người dân trong vùng là không hề đơn giản bởi thiếu đất, thiếu kinh phí.

hiện nay Trung ương hỗ trợ cho người dân khi xảy ra thiên tai thì mức hỗ trợ là 20 triệu đồng để ổn định ban đầu. Cá nhân tôi đánh giá mức 20 triệu đồng này chưa đủ để hỗ trợ thiệt hại cho người dân.

Tương tự An Giang, tỉnh Cà Mau cũng đã dành một khoản kinh phí lớn cho di dời tái định cư các hộ dân bị sạt lở nghiêm trọng. Còn đối với những đoạn đê biển trong tình trạng sạt lở cấp bách, tỉnh đã nghiên cứu các mô hình thích ứng chống chịu với sóng dữ triều cường. Điển hình là mô hình kè ngăn xói lở bờ biển. Các chuyên gia dùng cơ giới cắm hai hàng cọc tròn song song nhau kéo thành hàng dày để làm điểm tựa. Ở giữa những hàng cọc ấy họ thả những tảng đá lớn vào bên trong.

Tại Đất Mũi huyện Ngọc Hiển nơi đã được đầu tư mô hình kè chắn sóng này chỉ sau một thời gian hoàn thành đã có bãi bồi là điều kiện lý tưởng để cây rừng tái sinh, phát triển trở lại. Kết hợp công tác trồng rừng của địa phương, ba năm sau bên trong hàng kè ấy hình thành thảm thực vật ngập mặn dày đặc đủ sức chống chọi sóng dữ triều cường và không lo sạt lở tiếp diễn. Đến nay, Cà Mau đã triển khai được khoảng 10 km kè như thế. Tuy mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng cũng không phải không có thách thức.

Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở cao, chủ động di dời dân, làm kè chắn sóng, hay nghiên cứu nắn chỉnh dòng chảy,... các địa phương tại ĐBSCL đang nỗ lực lên các phương án thích nghi trước mắt và lâu dài với sạt lở ven sông, ven biển. Tuy nhiên, thực trạng này vẫn đang tiếp tục diễn ra nghiêm trọng với quy mô, tần suất và mức độ thiệt hại tăng dần qua từng năm. Theo thống kê mới nhất, vùng ĐBSCL hiện có tới 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km, trong đó 57 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/chong-sat-lo-tai-dong-bang-song-cuu-long