Chồng mắng con 'giống mẹ chỉ vứt', nhưng phản ứng của vợ ngay sau đó lại khiến anh 'đứng hình' nhận sai không kịp

'Nản quá, em bỏ quần áo đó gọi chồng lên phòng nói chuyện. Ban đầu anh ấy vẫn còn đay nghiến vợ không biết dạy con...', người vợ kể.

Phụ nữ giỏi nhẫn nhịn, thường chịu phần thiệt về mình nhưng điều đó không có nghĩa là họ yếu đuối, sống phụ thuộc hay sợ mất chồng. Đơn giản là bởi vì yêu mà phụ nữ sẵn sàng bao dung với bạn đời. Tuy nhiên mọi sức chịu đựng luôn có giới hạn...

Trên 1 diễn đàn, câu chuyện của cô vợ tên T. khiến nhiều chị em quan tâm. Cô kể: "Chồng em làm xây dựng, thu nhập tương đối cao nhưng đổi lại thì anh ấy đi suốt ngày suốt tháng, chẳng mấy khi có mặt ở nhà. Tính ra một tuần vợ chồng ngồi ăn với nhau chưa chắc đã nổi 2 bữa cơm. Việc nhà cửa con cái mình em gánh vác hết.

Bài chia sẻ của người vợ

Bài chia sẻ của người vợ

Trước đây công việc của em cũng bận lắm, thường xuyên đi công tác. Từ ngày có con thì em phải chuyển việc, chấp nhận lui lại phía sau, thay chồng chăm lo tổ ấm. Chỉ buồn 1 nỗi, vợ hi sinh sự nghiệp bản thân như thế nhưng chồng em lại coi đó là việc đương nhiên của đàn bà. Thậm chí tệ hơn, khi em chuyển sang công việc hành chính với mức lương thấp hơn trước, đổi lại có thời gian lo cho gia đình thì anh lại coi thường, nghĩ em ăn bám. Cứ hễ khó chịu chuyện gì là anh ấy nhiếc móc nói em vô dụng, sống dựa hơi chồng. Ngay trước mặt con, anh cũng không giữ thể diện cho vợ. Không ít lần em nói chuyện thẳng thắn, thể hiện rõ quan điểm của mình đề nghị anh tôn trọng vợ, nhất là trước mặt con nhưng chồng em để ngoài tai hết.

Đợt này con em sắp thi học kỳ 2 nên phải ôn luyện suốt ngày. Thương con áp lực, cuối tuần vừa rồi em cho con bé nghỉ 1 hôm, xem chương trình thiếu nhi giải trí. Chồng em đi làm về, không thấy con học liền mắng ầm. Con bé mếu máo giải thích rằng mẹ đã đồng ý cho nghỉ học 1 tối. Không ngờ anh ấy vẫn đỏ mặt mắng con bé: 'Việc học là của con, con phải tự chủ động. Đừng có cái gì cũng mẹ bảo, mẹ cho phép rồi. Hay con muốn sau này lớn lên cũng giống mẹ con thì chỉ ăn hại chứ làm gì'.

Em ngồi giặt quần áo trong nhà vệ sinh nghe chồng nói mà điếng cả người. Con em đang học lớp 4, nó đủ lớn để hiểu những lời bố nói cũng như cảm nhận được thái độ của bố dành cho mẹ. Hơn nữa, chuyện không có gì anh cũng lôi vợ vào cuộc để mỉa mai coi thường một cách bất chấp như thế thì đúng là không thể chấp nhận nổi.

Nản quá, em bỏ quần áo đó gọi chồng lên phòng nói chuyện. Ban đầu anh ấy vẫn còn gân giọng đay nghiến em không biết dạy con. Em để cho chồng nói hết rồi mới lên tiếng đáp lời: 'Nếu anh thấy em không biết dạy con, không muốn cho con giống vợ thì anh tự sắp xếp thời gian về dạy con bé đi, đừng đùn hết mọi việc cho vợ rồi lại bảo vợ không biết dạy.

Mà em cũng hi vọng con mình lớn lên không giống mẹ chứ giống thì khổ lắm. Đặc biệt sau em sẽ không để con bé chọn nhầm chồng như mẹ để phải sống cảnh có chồng như không thế này. Vì em sai nên em phải tỉnh để dạy con sau biết đường tránh'.

Ảnh minh họa

Chồng em nghe vợ nói tức tím mặt nhưng không đáp lại được câu nào. Tiện công to tiếng, em cũng nói rõ việc em chấp nhận hi sinh sự nghiệp là vì chồng con không phải vì em kém cỏi. Nếu anh ấy còn không biết tôn trọng, ngay lập tức em có thể quay lại việc cũ, lúc đó việc nhà cửa, chăm con học cứ chia đôi cho công bằng.

Em tuyên bố cho chồng 1 tuần suy nghĩ. Sau hôm đó, em về ngoại để anh ấy tự lo việc nhà, 'trải nghiệm' thực tế rồi hãy có lựa chọn cho chính xác. Quả như em đoán, được đúng 2 ngày là anh ấy vội sang ngoại đón vợ về gấp, nhận sai rối rít. Từ hôm đó tới giờ chồng em mới bắt đầu thay đổi, biết quan tâm, đỡ vợ việc nhà chứ trước kia không bao giờ có chuyện đó".

Bước chân vào cuộc sống hôn nhân, vì những bất đồng khác nhau mà nhiều người bỏ quên sự tôn trọng tối thiểu dành cho bạn đời. Đôi khi họ đổ lỗi tại nóng giận quá mà mất kiểm soát, dẫn tới nói ra những lời gây tổn thương lòng tự trọng của đối phương. Nhất là những người đàn ông vô tâm, gia trưởng khi không hài lòng với nửa kia của mình thường cho mình quyền phán xét, coi thường vợ.

Tuy nhiên các anh nên nhớ, "con run xéo lắm cũng quằn", khi sức nhẫn nhịn không còn, phụ nữ sẽ vùng lên đòi lại công bằng giống người vợ trong câu chuyện trên chẳng hạn.

Theo Gia đình & Xã hội

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/chong-mang-con-giong-me-chi-vut-nhung-phan-ung-cua-vo-ngay-sau-do-lai-khien-anh-dung-hinh-nhan-sai-khong-kip/20210509125805389