Chọn tạo giống, khai thác chế biến sữa dê quy mô công nghiệp

Hiện nay, giống dê đang nuôi ở Ninh Bình phần lớn là các giống dê lai, dê cỏ thuần chỉ chiếm một phần rất nhỏ ở những vùng có diện tích núi đá vôi, độ dốc cao như Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô. Là địa phương nổi tiếng về thịt dê, nhưng chưa có nghiên cứu nào về chăn nuôi dê sữa và chế biến sữa dê ở tỉnh Ninh Bình. Trước yêu cầu bức thiết trong phát triển chăn nuôi dê ở Ninh Bình và đổi mới phương thức chăn nuôi, chế biến các sản phẩm từ dê, Công ty cổ phần Giống vật nuôi và cây trồng Đồng Giao xây dựng đề tài: 'ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chọn tạo giống, khai thác chế biến sữa dê quy mô công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình'.

Chăm sóc đàn dê tại Công ty cổ phần Giống vật nuôi và cây trồng Đồng Giao.

Kỹ sư chăn nuôi Nguyễn Phú Hiển, đồng thời là chủ nhiệm đềtài chia sẻ: Phương thức nuôi dê hiện tại chưa được quan tâm dẫn đến việc phôígiống dê bố mẹ đồng huyết, cận huyết thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng lớn đến sứckhỏe, năng suất, chất lượng đàn dê, phát sinh một số bệnh trong sinh sản như:vô sinh, chết yểu, trọng lượng sơ sinh nhỏ, tỷ lệ nuôi sống thấp.

Giống dê cỏcó biểu hiện thoái hóa giống rõ rệt. Hiện ở Ninh Bình đã có các giống dê sưãmới được đưa về nuôi thử nghiệm ở Hoa Lư nhưng số lượng nhỏ (khoảng 20 con),phương thức nuôi bán thâm canh mà chưa hình thành phương thức nuôi dê sữa thâmcanh công nghiệp.

Từ tháng 1/2018 đến nay, Công ty cổ phần Giống vật nuôi vàcây trồng Đồng Giao đã thực hiện đề tài bằng việc lựa chọn các giống dê như dêAlpine (nguồn gốc từ Pháp), Saanen (nguồn gốc từ Thụy Sỹ) đưa vào sản xuất thửnghiệm bởi chúng cho sản lượng sữa cao 3 - 5 lít/con/ngày trong chu kỳ tiết sữa (8-10 tháng) và đã thích nghitốt với điều kiện chăn nuôi cũng như khí hậu của nước ta.

Để xây dựng mô hìnhtạo giống dê sữa tại Công ty cổ phần Giống vật nuôi và cây trồng Đồng Giao,nhóm thực hiện đề tài chọn giống dê bố mẹ nền nhập 300 con giống từ Trung tâmnghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (Viện Chăn nuôi Việt Nam).

Trong 150 con dê giốngSaanen và 150 con dê giống Alpine, với tỷ lệ cứ 15 con dê bố thì có 135 con dê mẹ. Cách chọn giống theo sơ đồ phôígiống dê thuần chủng. Giống Saanen chia thành một dòng và giống Alpine chia thành một dòng. ở mỗi dòng,chia thành 15 nhóm gia đình, mỗi gia đình có 1 bố nền và 9 mẹ nền. Các lứa chophối giống theo phương thức luân chuyển bố giữa các gia đình mẹ để con sinh rakhông bị đồng huyết và cận huyết với nhau, đảm bảo chất lượng đàn hậu bị.

Thựchiện tốt yêu cầu của đề tài, trước đó Công ty cổ phần giống vật nuôi và câytrồng Đồng Giao mời chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây cókinh nghiệm về chuyển giao các công nghệ như: Công nghệ chọn tạo Giống dê bố mẹhậu bị lấy sữa, nuôi dưỡng dê hậu bị, chăm sóc dê lấy sữa, khai thác, chế biến,bảo quản sữa dê theo quy mô công nghiệp. Chọn cử đội ngũ cán bộ, công nhân (10người) tại Công ty để tiếp thu kỹ thuật mới - những người trực tiếp thực hànhsau này.

Đại diện nhóm thực hiện đề tài cho biết thêm, kể từ khi cho phối giốngđồng loạt đến tháng 8/2018 đã cho lứa dê đầu tiên số dê con đầu tiên. Số dê consinh ra, giống cái được chọn làm hậu bị đạt 170 con (tỷ lệ 90%) và giống đựclàm hậu bị là 19 con. Số dê con sinh ra còn lại chuyển sang nuôi thương phẩm(189 con). Tiêu chuẩn chọn dê bố mẹ nền áp dụng cho đề tài phải đảm bảo hiêụsuất sinh sản 1,2 lứa/ năm (3 năm /2 lứa). Hiện nhóm thực hiện đề tài đang tiếnhành theo dõi đợt phối giống lứa 2.

Ông Vũ Văn Nga, Giám đốc Công ty cổ phần Giống vật nuôi vàcây trồng Đồng Giao cho hay: Đề tài thành công, về lâu dài, cần thiết phảithành lập một trung tâm giống dê, là nơi làm công tác nuôi giữ, bảo tồn, nhângiống và cung ứng giống dê cho các địa phương trong và ngoài tỉnh. Hai giống dênày đã được thuần hóa tại Việt Nam nhưng chưa được nhân rộng.

Đặc biệt, việcnuôi dê khai thác sữa đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng sốdê sữa của Việt Nam đang nuôi theo phương pháp chăn thả tự nhiên, khai thác thủcông nên hạn chế về chất lượng vệ sinh thực phẩm.

Với kỳ vọng, tiếp nhận côngnghệ nuôi dê sữa công nghiệp, từ chọn tạo giống đến khai thác chế biến sữa dêđáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty đang xây dựng mô hình nuôi dê sữa côngnghiệp với quy mô 500 con dê sữa, sản xuất 750 lít sữa dê/ngày, đạt sản lượng180.000 lít/năm.

Cùng với đó, tiếp tục tăng cường đầu tư mở rộng khai thác diệntích đồi núi khô hạn, diện tích trồng cây hàng năm không hiệu quả chuyển đôỉsang trồng cỏ nuôi dê nhằm chủ động nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn dự trữtrong mùa khô, vừa nâng cao năng suất, chất lượng đàn dê, vừa nâng cao hiệu quảkinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

Công ty đã trồng 3 ha cỏ voi đỏ(nguồn gốc từ Mỹ), đây là giống cỏ trồng 1 lần cho thu hoạch dài trong 3 năm.Mở rộng vùng trồng cỏ cao lương, ngô sữa...đáp ứng nguồn thức ăn bổ dưỡng chodê sữa.

Cùng với đó là tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật vềchăn nuôi dê, kỹ năng phòng trị bệnh, xây dựng tư duy mới, cách làm mới về khoahọc kỹ thuật cho người dân, góp phần phát triển đàn dê sữa và nâng cao thu nhậpcho người chăn nuôi.

Bài, ảnh:Nguyễn Minh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/chon-tao-giong-khai-thac-che-bien-sua-de-quy-mo-cong-nghiep-20190320081644446p2c22.htm