Chọn mục tiêu cho vũ khí hạt nhân Mỹ

Cách đây không lâu, chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc bài «Tên lửa 'Bulava' Nga thua trắng 'Trident' Mỹ về độ chính xác'(DVO, 6/7/2019)

Bài viết nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả, chủ yếu liên quan đến vấn đề cách xác định mục tiêu cho vũ khí hạt nhân.

Chúng tôi lại vừa giới thiệu bài “Kiểu vũ khí Kremlin tự hào bị sa vào 'ổ phục kích' (DVO, 10/1/2020), cũng có đề cập đến “Bulava” và “Trident”. Đã có ý kiến phản hồi không thực sự “xây dựng lắm” đối với tác gải bài viết.

Chỉ xin lưu ý là cả hai bài viết trên đều là chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính làm việc tại một trung tâm chuyên thiết kế tên lửa Nga (TSNIIMASH),xin không giới thiệu lại về ông.

Để phần nào giải đáp ý kiến trên, lại xin giới thiệu bài viết của chuyên gia quân sự Nga Markell Fedorovich Boitsov với tiêu đề “Chọn mục tiêu cho vũ khí hạt nhân”.

Bài viết cách đây tương đối lâu nhưng chuyên về các vấn đề chiến lược và kỹ thuật nên vẫn có thể trả lời cho một số câu hỏi và thắc mắc. Bài đăng trên “Bình luận quân sự độc lập” Nga năm 2017. Sau đây là nội dung:

Sinh viên Nam Triều Tiên biểu tình phản đối chính sách hạt nhân của Mỹ . Ảnh : Reuters

Sinh viên Nam Triều Tiên biểu tình phản đối chính sách hạt nhân của Mỹ . Ảnh : Reuters

Một trong những nhà nghiên cứu Phương Tây đã từng phát biểu: “Điểm khác nhau giữa các nhà lãnh đạo chính trị với các tướng lĩnh chỉ huy quân sự các nước có vũ khí hạt nhân là ở chỗ- các nhà lãnh đạo chính trị có thể nói về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân trong tương lai xa, trong khi giới lãnh đạo quân sự lúc nào cũng phải có trong tay kế hoạch sử dụng loại vũ khí này và luôn trong trạng thái sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân vào bất kỳ lúc nào”.

Chiến lược lựa chọn mục tiêu cho vũ khí hạt nhân đã có từ trước khi chế tạo loại vũ khí này. Tháng 1/1941, Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô nổi tiếng Petr Kapitssa đã đưa ra dự báo là bom nguyên tử sẽ được sử dụng để hủy diệt các thành phố lớn.

Tháng 6/1945, giới lãnh đạo quân sự Mỹ đã thông qua bản danh sách 5 thành phố của Nhật được “dùng để kiểm tra” khả năng thực sự của vũ khí hạt nhân.

Để làm rõ hơn vấn đề này, trước hết ta tìm hiểu các thuật ngữ và các định nghĩa có liên quan tới vũ khí hạt nhân .

Thuật ngữ và định nghĩa

Chọn mục tiêu (cho vũ khí hạt nhân) là gì? Đấy là lựa chọn các mục tiêu cần tiêu diệt và xác định thành phần, lực lượng và chức năng của các lực lượng và phương tiện cần thiết được sử dụng để thực hiên nhiệm vụ đó (tiêu diệt mục tiêu).

Việc lựa chọn mục tiêu có thể được thực hiện theo hai cách thức -1/ tiêu diệt lực lượng – tức để tiêu diệt /vô hiệu hóa khả năng quân sự của đối phương (từ lực lượng hạt nhân đến các cụm quân và 2/ tiêu diệt các mục tiêu có giá trị - tức để tiêu diệt/vô hiệu hóa những mục tiêu (cơ sở vật chất) đảm bảo khả năng tiến hành chiến tranh của đối phương .

Khi lựa chọn mục tiêu, cần phải xác định thứ tự (quy trình) tiêu diệt các mục tiêu tùy thuộc và tầm quan trọng và mức độ kiên cố của chúng.

Căn cứ vào các tiêu chí đã cho về mức độ tổn thất cần phải gây ra cho đối phương để xác định mức độ cần phá hủy mục tiêu (loại khỏi vòng chiến một hay nhiều mục tiêu) và để xác định được rằng cần phải sử dụng bao nhiêu đầu tác chiến hạt nhân để tiêu diệt mục tiêu đó- hoặc là chỉ (cần) một (1) đầu đạn hạt nhân, hoặc nếu để tăng xác xuất tiêu diệt – cần tới hai (2) đầu đạn hạt nhân hoặc nhiều hơn (đánh bồi) và xác định các phương tiện mang khác nhau cần sử dụng để đưa (các) đầu tác chiến hạt nhân đó đến mục tiêu.

Còn chiến lược lựa chọn đích ngắm (mục tiêu) hạt nhân sẽ xác định khả năng gây cho đối phương những tổn thất ở mức độ được dự tính từ trước, tức góp phần đạt được mục đích kiềm chế chiến lược bằng (phương pháp) đe dọa.

Logic dẫn tới sự thay đổi trong chiến lược lựa chọn mục tiêu là tương đối đơn giản. Nếu tiềm lực vũ khí hạt nhân hạn chế, các mục tiêu cần được tiêu diệt sẽ là các thành phố lớn, nói chính xác hơn- là nền kinh tế đảm bảo tiến hành chiến tranh của đối phương cùng các cơ quan điều hành nhà nước và cơ quan chỉ huy quân sự bố trí trong các trung tâm công nghiệp-hành chính.

Nếu số lượng vũ khí hạt nhân nhiều hơn thì số lượng các mục tiêu cần tiêu diệt bằng vũ khí hạt nhân sẽ tăng thêm tương ứng.

Trong trường hợp cắt giảm một cách đáng kể số lượng vũ khí hạt nhân, số lượng các mục tiêu quân sự của lực lượng phi hạt nhân (của đối phương) và số lượng đầu tác chiến hạt nhân được sử dụng để tiêu diệt những mục tiêu đó cũng giảm tương đương theo tỷ lệ thuận.

Trong trường hợp các đầu tác chiến hạt nhân chỉ còn ở mức tối thiểu- xuống chỉ còn vài chục hoặc vài trăm, con tin của những đầu đạn này lại chỉ là các thành phố lớn của đối phương.

Chọn mục tiêu trong quá khứ và trong tương lai

Trong nửa sau những năm 40 của thế kỷ trước , vũ khí hạt nhân lúc đó của Mỹ được lên kế hoạch sử dụng nhắm vào các thành phố của Liên Xô (sau đó là các thành phố của Liên Xô và các đồng minh của Liên Xô):

năm 1947 – 34 quả bom nguyên tử ném xuống 20 thành phố , năm 1948 – 50 quả- ném xuống 20 thành phố , năm 1949- 133 quả cho 70 thành phố và năm 1950- 220 quả cho 104 thành phố.

Trong những năm 1950, việc chọn các mục tiêu của Lực lượng hạt nhân Mỹ được tiến hành nhằm thực hiện hiện ba (3) nhiệm vụ: nhiệm vụ B – tiêu diệt những mục tiêu mang tính quyết định tới khả năng của Liên Xô sử dụng vũ khí hạt nhân;

nhiệm vụ R – làm chậm tốc độ tấn công của Liên Xô vào Tây Âu; nhiệm vụ D – hủy diệt nền kinh tế đảm bảo chiến tranh của Liên Xô. Khi đó, thực hiện các nhiệm vụ B và D là trách nhiệm của (binh chủng) Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược của (quân chủng) Không quân Mỹ.

Như đã thấy, các nhiệm vụ trên tương ứng với các chủng loại mục tiêu sau: với (nhiệm vụ) B – (mục tiêu là) các lực lượng hạt nhân ( Liên Xô), với (nhiệm vụ) R – lực lượng thông thường và (nhiệm vụ) D – các mục tiêu kinh tế đảm bảo của Liên Xô.

Vào thời gian đó, người Mỹ còn chưa có một hệ thống thống nhất chịu trách nhiệm xác định mục tiêu.

Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược và các quân chủng của Các lực lượng vũ trang Mỹ tự xác định cho mình các mục tiêu cần tiêu diệt căn cứ vào số lượng vũ khí hạt nhân được phân bổ theo kế hoạch, căn cứ vào những tính toán về những khả năng và chức năng của quân chủng đó.

Cách làm như vậy đã dẫn đến hiện tượng trùng lặp, chồng chéo không cần thiết (tập trung quá nhiều đầu đạn tác chiến của các quân binh chủng khác nhau vào một mục tiêu).

Nhưng đến đây cũng cần phải nói thêm rằng công tác bàn giao những vũ khí hạt nhân lúc đó đang do Ủy ban năng lượng hạt nhân Mỹ quản lý cho các đơn vị và các tàu chiến Mỹ được bắt đầu triển khai từ năm 1954 và kết thúc vào năm 1959.

Tính toán giết người

Để chấm dứt tính trạng vừa phân tán vừa chồng chéo và lập lại trật tự trong việc xác định các mục tiêu cho vũ khí hạt nhân, Giới lãnh đạo Mỹ đã thành lập Cục thống nhất trực thuộc Bộ Tham mưu Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược và giao cho cơ quan này chịu trách nhiệm chủ trì lập kế hoạch (tiêu diệt) các mục tiêu chiến lược với sự tham gia của đại diện tất cả các quân chủng thuộc Các lực lượng vũ trang Mỹ– Cục này nhận chỉ thị trực tiếp của Tổng thống và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và đã lập xong danh mục các mục tiêu chiến lược, xác định thứ tự ưu tiên (tấn công hủy diệt)

Và đến năm 1961 đã hoàn thành bản kế hoạch (SIOP) đầu tiên về việc tiến hành một cuộc tấn công phối kết hợp của Lực lượng hạt nhân Mỹ và các đồng mình nhằm vào các mục tiêu cố định được lựa chọn trên lãnh thổ khối Xô-Trung.

Theo bản kế hoạch này, 2.258 phương tiện mang vũ khí hạt nhận với 3.423 đầu tác chiến hạt nhân tổng công suất 7.817 Mt sẽ cần phải hủy diệt 1.483 mục tiêu thuộc sáu (6) nhóm khác nhau tập trung tại 1.077 trung tâm.

Mỹ đã lên kế hoạch tiêu diệt 148 mục tiêu có thể gây ra mối đe dọa hạt nhân đối với Mỹ (xác suất tiêu diệt 100%). 254 mục tiêu có thể tạo ra mối đe dọa hạt nhân cho các đồng minh của Mỹ (với xác suất tiêu diệt 97%).

295 tổ hợp công nghiệp trong thành phố của Liên Xô và 78 tổ hợp công nghiệp trong thành phố của Trung Quốc (với xác suất tiêu diệt100%). 126 trung tâm điều hành (quản lý) nhà nước của Liên Xô và Trung Quốc (với xác suất tiêu diệt 96%) và các mục tiêu của lực lượng thông thường (Liên Xô- Trung Quốc) với xác suất tiêu diệt từ 75% đến 97%.

Nếu tính đến sẽ có một số trục trặc khi thực hiện kế hoạch, trong trường hợp nếu có ít nhất một đầu tác chiến hạt nhân bay đến được mỗi mục tiêu trong số 937 mục tiêu đã được xác định như trên, sẽ có 74% diện tích các khu vực công nghiệp ở Liên Xô và 59% diện tích các khu công nghiệp trên lãnh thổ Trung Quốc bị hủy diệt, Liên Xô sẽ mất 54% dân số, Trung Quốc mất 16% dân số.

Các kế hoạch SIOP về sau này thời kỳ đó dự tính hủy diệt tới 50%-75% tiềm lực công nghiệp Liên Xô và 25%-33% dân số Liên Xô.

Các kế hoạch trên xác định mục tiêu tấn công là tất cả các nước thuộc Khối Xô- Trung, nhưng có điểm khác biệt so với bản kế hoạch đầu tiên (SIOP-1) ở chỗ là chúng (các kế hoạch SIOP về sau) linh hoạt hơn do có nhiều phương án hơn và có thể loại một số nước hoặc một số mục tiêu cần tấn công ra khỏi danh sách trong trường hợp cần thiết.

Những lực lượng thực hiện các kế hoạch đó hoàn toàn là các lực lượng hạt nhân Mỹ, chủ yếu là Lực lượng tấn công chiến lược – các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm hạt nhân (SSBN) mang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

Các kế hoạch SIOP được bàn bạc thống nhất với các kế hoạch của Tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Mỹ / Lực lượng Vũ trang Thống nhất NATO chịu trách nhiệm tại các khu vực địa lý cụ thể.

Hoạt động của lực lượng hạt nhân đã được lập kế hoạch theo ba nhóm nhiệm vụ (tiêu diệt): Nhóm A – lực lượng hạt nhân bên ngoài các thành phố; Nhóm B - lực lượng quân sự và các nguồn lực bên ngoài thành phố; Nhóm C - lực lượng quân sự và nguồn lực trong thành phố, các cơ sở công nghiệp.

Năm 1969, Lực lượng tấn công chiến lược Mỹ sở hữu 4.200 đầu tác chiến hạt nhân với 2.100 ICBM, SLBM và các máy bay ném bom chiến lược có thể được sử dụng để thực hiện kế hoạch SIOP tấn công khoảng 1.400 trung tâm bằng 3.500 đầu tác chiến hạt nhân.

Để thực hiện nhiệm vụ A, cần từ 58%- 74% tất cả các đầu tác chiến hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, còn để thực hiện nhiệm vụ C- cần 11% số lượng tất cả các đầu tác chiến hạt nhân. Tất nhiên, phần lớn trong số các đầu tác chiến hạt nhân đó nhằm vào Liên Xô.

Tổng cộng, trong kế hoạch này có 5 phương án chính và tới 90 phương án phụ trợ- có tính tới khả năng khả năng loại trừ các mục tiêu trong các khu đô thị của Matxcova và Bắc Kinh ở một giai đoạn nhất định trong một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Vào những năm 70, mục tiêu của các lực lượng tấn công chiến lược Mỹ là các lực lượng hạt nhân, các lực lượng quân sự khác, các cơ quan điều hành -quản lý, các cơ sở kinh tế ở bên trong và ngoài thành phố, các nguồn lực quân sự, chính trị và công nghiệp cần thiết để khôi phục đất nước sau khi kết thúc chiến tranh hạt nhân hoặc để đảm bảo tiến hành chiến tranh.

Mỗi một mục tiêu công nghiệp trong 250 thành phố Liên Xô và 125 thành phố lớn nhất của Trung Quốc cần không ít hơn một đầu tác chiến hạt nhân.

Sau đó, các kế hoạch SIOP đã liên tục được chi tiết hóa để đảm bao cho Lực lượng tấn công chiến lược Mỹ tiến hành các đòn tấn công hạt nhân một cách có chọn lọc vào các mục tiêu quân sự thuộc các danh mục đã chọn tại những khu vực địa lý này hay khu vực địa lý khác của cả hai quốc gia (Liên Xô và Trung Quốc).

Từ những năm 70, ngoài việc xác định các mục tiêu theo kế hoạch SIOP,Mỹ bắt đầu rất quan tâm đến việc chọn mục tiêu cho thành phần dự bị của Lực lượng tấn công chiến lược – thành phần này (lực lượng dự bị) sẽ được phân bổ từ 7-15% tổng số đầu tác chiến hạt nhân .

Còn với các lực lượng vũ trang hông thường của Mỹ, việc chọn và xác định mục tiêu cho vũ khí hạt nhân được tiến hành căn cứ vào các phương án sử dụng vũ khí hạt nhân- hoặc trong một cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế hoặc trong một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực (quy mô lớn).

“Gói hạt nhân” cấp quân đoàn sẽ được sử dụng trong tiến trình tiến hành chiến dịch tại khu vực tác chiến do quân đoàn đó đảm nhiệm khoảng từ 150- 450 đầu tác chiến hạt nhân tổng công suất là 1- đến 1,5 Mt, còn “gói hạt nhân” cấp sư đoàn- từ 10 đến 50 đầu tác chiến hạt nhân tổng công suất 20 Kt chủ yếu là để tấn công tiêu diệt các mục tiêu quân sự di động và cố định.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (còn tiếp)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/chon-muc-tieu-cho-vu-khi-hat-nhan-my-3395525/