Khắc ghi lời Bác dạy: 'Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy' nên trong suốt chặng đường dài hoạt động nghệ thuật, cô Lý Sa Quyên, ấp An Nhơn, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) luôn ra sức rèn đức, luyện tài, không ngừng trao truyền nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Cô Sa Quyên vẫn ngày từng ngày cống hiến sức mình vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer.
Tại xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), lễ xuất quân thực hiện các hoạt động Tết quân - dân mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer đã diễn ra trong không khí trang trọng và ý nghĩa.
Hôm nay, 19-11, Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết quân - dân giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ xuất quân thực hiện các hoạt động Tết quân - dân năm 2025 mừng Chôl Chnăm Thmây tại xã Bàn Thạch (Giồng Riềng). Đây là hoạt động thiết thực của tỉnh nhằm góp phần chăm lo cho đồng bào Khmer đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 thêm phần đầm ấm, vui tươi.
Lễ cúng trăng truyền thống của đồng bào Khmer cùng nghi thức thả hoa đăng và diễu hành quanh Ao Bà Om là những điểm nhấn trong đêm hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024.
Lễ hội Ok Om Bok hay còn được gọi là lễ hội Cúng trăng được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm để bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trăng - vị thần theo tín ngưỡng của người Khmer tỉnh Trà Vinh.
Sáng 6-11, Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết quân - dân tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025 triển khai kế hoạch lễ xuất quân thực hiện các hoạt động Tết quân - dân năm 2025 mừng Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer trên địa bàn xã Bàn Thạnh, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang).
Gần 80 tuổi nhưng Hòa thượng Lý Sa Mouth, Trụ trì chùa Sê-rây Vong-sa Chey-ya-ram (còn gọi là chùa Đìa Muồng, ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, Bạc Liêu) vẫn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.
Năm tháng đi qua, sông nước Kiên Giang vẫn chảy êm đềm như chính nhịp sống của bà con các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm... nơi đây.
Thực hiện Nghị định số 21/2019/NĐ-CP ngày 22-2-2019 của Chính phủ về khu vực phòng thủ (KVPT), những năm qua, LLVT Quân khu 9 đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện.
Việc Việt Nam luôn nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân không chỉ được thể hiện trên phương diện các quy định của Hiến pháp, pháp luật, mà còn được minh chứng qua thực tế đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người dân.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian tới.
Với phương châm '4 cùng' (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc), cán bộ, chiến sĩ Trường Quân sự Quân khu 9 đã đẩy mạnh hoạt động dân vận, hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Qua đó góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) TP. Cần Thơ lần thứ IV - năm 2024 diễn ra ngày 29/8, thành phố Cần Thơ quyết tâm phấn đấu đến năm 2030 không còn hộ nghèo trong đồng bào DTTS.
Với chủ đề 'các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững', Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV, năm 2024 vừa kết thúc trưa nay 18/8.
Bình Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Lễ hội của đồng bào các dân tộc là một trong những nét độc đáo rất riêng đang được tỉnh Bình Phước gìn giữ và không ngừng phát huy giá trị.
Tại hội nghị sơ kết việc triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số 6 tháng đầu năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết trong 6 tháng, tổng kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín hơn 1 tỷ đồng.
Bù Đốp là vùng đất hội tụ của 25 thành phần dân tộc với cư dân nhiều vùng miền trong cả nước về sinh sống, mang theo những giá trị và sắc thái riêng, tạo cho huyện sự đa dạng về bản sắc văn hóa các dân tộc. Thời gian qua, huyện luôn quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, hỗ trợ, khuyến khích phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, từng bước đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Các cấp ủy, chính quyền tỉnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và phát triển Kiên Giang ngày càng vững mạnh.
Sáng 25-6, Thiếu tướng Hồ Văn Thái - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 9 và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành dự hội nghị phiên 6 tháng đầu năm 2024 của Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang.
Toàn tỉnh hiện có 32 dân tộc thiểu số (DTTS), với trên 12 ngàn hộ; đông nhất là dân tộc Khmer gần 10 ngàn hộ, khoảng 39 ngàn người. Ðồng bào DTTS sinh sống nhiều tại khu vực nông thôn, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh; trong đó, tập trung phần lớn tại địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thấm nhuần quan điểm của Đảng về công tác dân tộc, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) đã lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện các chính sách dân tộc, qua đó, thiết thực chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội trên địa bàn.
Bộ đội Biên phòng An Giang đã cùng với các cấp chính quyền nỗ lực giúp đồng bào Khmer phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phát huy bản sắc văn hóa kết hợp với phát triển du lịch; chú trọng tuyên truyền và dạy tiếng dân tộc; duy trì tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam… là những cách làm hay phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn quận 3, TPHCM.
Tổng kinh phí thực hiện các hoạt động Tết quân - dân năm 2024 do cấp tỉnh Kiên Giang tổ chức và do các huyện, thành phố trong tỉnh tổ chức đạt hơn 154 tỷ đồng, trong đó cấp tỉnh gần 17 tỷ đồng...
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2024, tỉnh đón gần 3 triệu lượt khách tham quan (đạt trên 50,4% so với kế hoạch năm 2024 đề ra), tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.580 tỷ đồng. Hiện du lịch Tây Ninh tiếp tục tạo đà bứt phá, thu hút du khách, hướng đến mục tiêu đạt và vượt 5,5 triệu lượt khách trong năm 2024.
Ngay từ những ngày đầu năm 2024, Tây Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa, tinh thần cho nhân dân, nhất là bà con đồng bào dân tộc ở vùng biên; đặc biệt là dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của bà con đồng bào Khmer vừa qua tại các địa phương.
Sáng 24-4, đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) đã có buổi làm việc với UBND thị xã Chơn Thành về tình hình triển khai, thực hiện Quyết định số 1909/QĐ-TTg, ngày 12-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn thị xã.
Sóc Trăng là địa phương đông đồng bào dân tộc Khmer và tôn giáo. Tỉnh thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, quan tâm tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, chăm lo phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng. Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer không ngừng được nâng lên, đồng bào Khmer chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý chí vươn lên, đoàn kết, góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày thêm phát triển.
Với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng trên địa bàn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã thu hút nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân tham gia, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh.
Phường đoàn Khánh Bình phối hợp với UBND phường vừa tổ chức liên hoan thanh niên dân tộc Khmer chào mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 tại khu phố Bình Chánh.
Lễ hội Chôl Chnăm Thmây là lễ hội quan trọng nhất hằng năm của người Khmer có nghĩa là lễ hội vào năm mới, tương tự Tết Nguyên đán của người Việt.
Bạn đọc cho rằng văn hóa cộng đồng cần được duy trì và phát triển, đồng thời bày tỏ sự tò mò về các nghi lễ trong Tết Chôl Chnăm Thmây.
Bản tin Mặt trận sáng 9/4 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Cán bộ giám sát phải bản lĩnh, tâm huyết; Ký ức Điện Biên phủ: Mở gần 100 km đường bằng cuốc, xẻng; Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo; Sóc Trăng: Họp mặt Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây…
Sáng 17-4, tại chùa Thiền Giác (P.Phú Hữu, TP.Thủ Đức) đã diễn ra buổi khám bệnh cho người cao tuổi, diện chính sách và người dân tộc nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024).