Choáng với ổ ký sinh trùng tỷ con ẩn nấp trong ruột của bạn

Cả trăm loài ký sinh trùng 'ngọ nguậy' trong ruột đang hút máu cơ thể bạn và gây bệnh khôn lường chẳng ngờ tới, song không phải ai cũng biết diệt chúng triệt để từ trong 'trứng nước'.

Đột nhập ổ ký sinh trùng tỷ con trong ruột

Có hơn 370 loài ký sinh trùng đang “ngọ nguậy” trong cơ thể bạn. Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW, những “vị khách không mời” này mỗi năm hút 1,5 triệu lít máu và 15 tấn thức ăn của người Việt. Nếu ví cơ thể người như “khách sạn hạng sang” của ký sinh trùng, thì giun kim chuộng ăn ngủ ở ruột già, sán dây ở ruột non, sán lá thích “đặt phòng” ở mật, gan và đôi khi hứng chí đi lạc lên cả phổi, mắt, não…

Gỏi cá, tiết canh, nước lã… là nguồn lây nhiễm loài sán dây dài tới 24m, sống thọ 30 năm. Giun móc siêu nhỏ đâm xuyên qua da khi bạn đi chân trần trên đất, sán lá gan thì đổ bộ vào cơ thể qua món cải xoong yêu thích. Đặc biệt, chúng sinh đẻ quanh hậu môn và làm vương vãi trứng trên giường, ghế, thậm chí lơ lửng trong không khí chờ bạn hít vào.

Giun đũa chó, giun đũa, sán dây xoắn búi trong ruột (ảnh minh họa).

Giun đũa chó, giun đũa, sán dây xoắn búi trong ruột (ảnh minh họa).

Ký sinh trùng thực sự là cơn ác mộng đối với loài người nhiều thế kỷ nay. Nhẹ thì chúng gây nôn nao, tiêu chảy, chán ăn, xanh xao, dị ứng, ho sốt, thiếu máu, hôi miệng… Nặng thì viêm ruột cấp, hư gan, co giật thần kinh, biến chứng thai kỳ, mù lòa, suy tim và thậm chí tử vong. Lịch sử y học ghi lại nhiều ca bệnh “sốc” đến nỗi bác sĩ lôi từ ổ nhọt trên da loài giun dài hàng mét, giun xoắn búi ngoáy viêm ruột cấp hay chụp não thấy cả ổ sán hoại tử…

Thử tưởng tượng ký sinh trùng nhân lên với tốc độ khủng khiếp và sống “nhung nhúc” nhiều năm trong cơ thể, bạn sẽ hiểu vì sao bác sĩ khuyên cứ 6 tháng tẩy giun sán một lần. Song thực tế là nhiều người bỏ bẵng 10 năm chưa tẩy, mặc cho giun sán sinh "con đàn cháu đống" trong bụng. Để khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật, nhất định phải xử lý chúng từ trong “trứng nước”.

Chiêu tẩy giun sán an toàn, hiệu quả

Ảnh minh họa

Giun dễ tẩy, nhưng sán mới là loài khó diệt hạ triệt để. Hầu hết thuốc tẩy giun một lần chỉ có thể diệt giun, khó thể tẩy sán hay trứng dẫn đến hậu quả khôn lường. Chưa kể một số thuốc gây dị ứng và tác dụng phụ. Có người nằm mệt, nôn nao cả ngày sau khi uống và chỉ vài tuần đã tái nhiễm ký sinh trùng trở lại.

Để diệt tận gốc cả giun lẫn sán, sử dụng các thảo dược tự nhiên như tỏi, sử quân tử, hạt bí ngô… cho hiệu quả lâu dài và an toàn với sức khỏe hơn. Tỏi chứa chất kháng sinh mạnh mẽ allicin có khả năng trị giun kim, giun đũa, giun móc. Trong khi sử quân tử giàu acid quisqualic được dân gian tin dùng tẩy giun sán nghìn năm qua, vậy nên loài cây leo này còn được gọi là hoa “giun”. Hạt bí ngô chứa hợp chất cucurbitacin, cũng có khả năng trị giun sán cực hiệu quả.

Các hoạt chất allicin, cucurbitacin hay muối kali của acid quisqualic này ức chế ký sinh trùng cư trú khắp cơ thể bằng quy trình 3 giai đoạn triệt để. Đầu tiên, tạo môi trường kềm khỏe mạnh trong ruột khiến cho giun sán không thể sống và sinh sản. Sau đó, kích thích tiết mật giúp loại bỏ ký sinh trùng, ấu trùng và trứng của chúng ra khỏi ruột. Cuối cùng, loại bỏ hết ký sinh trùng khỏi cơ thể và khôi phục hệ vi sinh đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/choang-voi-o-ky-sinh-trung-ty-con-an-nap-trong-ruot-cua-ban-n176121.html