Choáng với những con tem đắt hơn cả một chiếc xe sang

Những mảnh giấy bé nhỏ nhưng lại có giá trị bằng cả một gia tài, những con tem sau đây khiến cả thế giới phải choáng trước giá trị của mình.

Tem British Guiana 1 cent in trên giấy đỏ (1856), trị giá 9,5 triệu USD, phát hành tại Vương Quốc Anh. Con tem có hình một chiếc thuyền buồm và một khẩu hiệu tiếng Latin "Chúng tôi cho đi và tìm kiếm sự trở lại".

Ten Penny Black (1840), trị giá 5 triệu USD, phát hành tại Vương Quốc Anh. Đây là tem bưu chính đầu tiên trên thế giới.

Tem Two Penny Bule (1841), trị giá 4 triệu USD, phát hành tại Vương Quốc Anh, in hình nữ hoàng Victoria trên nền xanh lam.

Tem Treskilling Yellow (1855), trị giá 2,6 triệu USD, phát hành tại Thụy Điển.

Tem lỗi Baden 9 Kreuzer (1851), trị giá 1.545.000 USD, phát hành tại Đức. Đây là một trong những con tem nổi tiếng nhất của Đức, được in màu hồng nhưng do lỗi, một số con tem có màu xanh lá.

Tem Curtiss Jenny trị giá 1,35 triệu USD, phát hành tại Mỹ. Đây là con tem đầu tiên trong số 3 con tem của Bưu chính Mỹ phát hành năm 1918. Nó mô tả chiếc máy bay Curtiss JN-4, một chiếc máy bay quân sự hai tầng cánh. Do lỗi in ấn, khoảng 100 con tem có cánh máy bay bị in ngược.

Tem Cả nước là màu đỏ (1968), trị giá 1,15 triệu USD, phát hành tại Trung Quốc. Con tem được thiết kế bởi Wang Weisheng.

Tem Benjamin Franklin (1867), trị giá 935.000 USD, phát hành tại Mỹ, phổ biến vào thời kỳ Nội chiến.

Tem Red Revenue (1897), trị giá 900.000 USD, phát hành tại Trung Quốc dưới triều nhà Thanh. Chỉ 32 con tem này còn tồn tại đến ngày nay.

Tem Nữ hoàng Victoria (1864), trị giá 824.648 USD, phát hành tại Trung Quốc. Nguyên gốc con tem này được in với tông màu nâu xám và 52 con tem được in với màu ô liu. Dấu mờ bị in sai kiểu và sai vị trí của chữ "CC".

Tem Người truyền giáo Hawaii (1851), trị giá 600.000 USD, phát hành tại Vương quốc Hawaii. Sở dĩ có cái tên như vậy vì con tem được sử dụng chủ yếu bởi những người truyền giáo ở quần đảo Hawaii.

Tem Tôn Trung Sơn đảo ngược (1941), trị giá 707.000 USD, phát hành tại Trung Quốc. Chỉ hai cặp tem lỗi được tìm thấy đến ngày nay.

Tem Penny Red (1841), trị giá 642.561 USD, phát hành tại Vương Quốc Anh.

Tem Bưu điện Mauritius (1847), trị giá 600.000, phát hành tại Mauritius, hiện còn chưa đến 30 con tem này còn tồn tại.

Tem Buenos Aires (1859), trị giá 575.000 USD, phát hành tại Buenos Aires. Đây là một con tem bị in lỗi, đảo ngược so với những con tem khác.

Đây là con tem được mô tả là hiếm nhất Vương Quốc Anh, có giá lên tới 519.241 USD. Nó được thu hồi ngay hôm phát hành, 14/3/1904. 19 bảng tem được in ra đều bị phá hủy khiến chúng trở thành một vật sưu tập hiếm có.

Tem Audrey Hepburn (2001), trị giá 516.946 USD, phát hành tại Đức. Dịch vụ Bưu chính Đức đã phát hành đơn hàng 14 triệu bản in hình biểu tượng của Hollywood trong vai Holly Golightly trong bộ phim của bà "Breakfast at Tiffany's". Hầu hết số tem này đã bị phá hủy bởi sự cố chấp của con trai bà vì không thích hình ảnh mẹ mình hút thuốc được in trên con tem.

Tem Tiflis (1857), trị giá 700,000 USD, phát hành tại Nga. Đây là một trong những con tem cổ hiếm nhất, có in hình đại bàng hoàng gia Nga và huy hiệu Tiflis. Hiện chỉ còn 5 con tem như vậy tồn tại.

Tem Rồng lớn (1878), trị giá 499.000 USD, phát hành tại Trung Quốc. Đây có lẽ là con tem bưu chính đầu tiên được Trung Quốc phát hành khi dịch vụ bưu chính của Trung Quốc thành lập năm 1878. Những con rồng với màu sắc khác nhau thể hiện mệnh giá khác nhau.

Con tem này trị giá 444.477 USD, phát hành tại Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh.

Tem Quân đội xanh (1953), trị giá 430.000 USD, phát hành tại Trung Quốc. Con tem ghi dấu bởi biểu tượng Quân Giải phóng Nhân dân. Một bộ có 3 con tem, màu cam, đỏ nâu và xanh lam, phát hành cho quân đội. Tuy nhiên, các nhà chức trách nhanh chóng nhận ra rằng thông tin mật có thể bị rò rỉ khi những phong bì thư có dán con tem này. Vì vậy toàn bộ số tem đã bị hủy, chỉ còn lại một số ít trong quân đội.

Tem Tuyên ngôn độc lập (1869), trị giá 275.000 USD, phát hành tại Mỹ, là một trong những con tem đầu tiên in hai màu xanh lá và tím. Đó là một bức tranh thu nhỏ của nghệ sĩ người Mỹ John Trumbull, mô tả 42 nhân vật, trong đó có 6 người chỉ có thể nhìn thấy bằng kính lúp.

Tem Chuyến thám hiểm của Columbus (1869), trị giá 275.000 USD, phát hành tại Mỹ. Con tem mô tả lại sự xuất hiện của đoàn thám hiểm người Ý đến Thế giới mới, được thiết kế màu xanh lam và màu nâu, sử dụng một họa tiết in hai mặt đặc biệt bao gồm cả in ngược và in xuôi.

Con tem bị ngược phát hành ở Trung Quốc năm 1915 trị giá 250.000 USD và hiện chỉ còn khoảng 30 chiếc được tìm thấy.

Tem Khiên, đại bàng và cờ (1869), trị giá 210.000 USD, phát hành tại Mỹ. Đây là con tem đầu tiên được in bằng kỹ thuật nhấn đúp, bao gồm in thiết kế trung tâm hoặc họa tiết và sau đó in khung. Do lỗi của người thực hiện, sự hợp nhất hai quy trình này tạo ra sự đảo ngược cực kỳ hiếm.

Tem Abraham Lincoln (1867), trị giá 200.000 USD, phát hành tại Mỹ. Đây là hai trong số những con tem lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.

Tem Khỉ đỏ (1980), trị giá 184.000 USD, phát hành tại Trung Quốc để kỷ niệm năm Khỉ Vàng. Chú khỉ với vẻ mặt đầy ngạc nhiên nổi bật trên nền đỏ sáng màu đã khiến chiếc tem này trở thành một trong những chiếc tem được tìm kiếm nhiều nhất bởi các nhà sưu tập.

Tem Hoa hồng in lỗi (1978), trị giá 118,317 USD, phát hành tại Vương quốc Anh. Con tem này bị in lỗi khi mệnh giá của nó (13p) không được in trên 3 mẫu. 2 trong số đó được Nữ hoàng Anh sở hữu và 1 chiếc còn lại được một người sưu tập ẩn danh mua với mức giá trên.

Tem George Washingon (1867), trị giá 160.000 USD, phát hành tại Mỹ. Bức chân dung vị Tổng thống đầu tiên được sử dụng phổ biến trên tem bưu chính của Mỹ. Con tem năm 1867 này có khoảng 1000 chiếc nhưng chỉ có 4 chiếc đang được bảo quản.

Tem Tyrian Plum (1910), trị giá 159.500 USD, phát hành tại Vương quốc Anh dưới triều đại vua Edward VII. Con tem được phát hành để thay thế cho con tem 2 xu hai màu lúc bấy giờ.

Tem Mặt nạ sân khấu của nghệ thuật Kinh kịch (1964), trị giá 125.000 USD. Nằm trong bộ tem gồm 8 chiếc, những chiếc tem này đã được chuẩn bị nhưng không được phát hành mà không rõ lý do. Chính số lượng có hạn đã khiến con tem này trở nên hiếm và có giá trị.

Tem Benjamin Franklin (1851), trị giá 120.000 USD, phát hành tại Mỹ. Đây là một trong những con tem lâu đời nhất của Mỹ. Hiện tem này chỉ còn 2 chiếc mới và khoảng 100 chiếc đã sử dụng còn tồn tại.

Tem Benjamin Franklin (1908), trị giá 100.000 USD, phát hành ở Mỹ. Con tem này có hai màu xanh lam và xanh lá cây, sử dụng giấy dòng kẻ đôi có dấu mờ của Dịch vụ Bưu chính Mỹ. Khi các chữ cái được in trên giấy, chỉ một phần nhỏ của của dấu mờ xuất hiện trên con tem theo bất kỳ hướng nào. Vì vậy không có quy luật về vị trí của dấu mờ này.

Tem Togo 10 (1911) trị giá 100.000 USD, phát hành bởi người Đức rong thời kỳ thuộc địa của họ. Đây là một trong những con tem được sử dụng sớm nhất ở quốc gia châu Phi. Những con tem này chủ yếu hướng tới khách du lịch và quân đội Đức cư trú ở đó lúc bấy giờ.

Ngọc Hương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-choang-voi-nhung-con-tem-dat-hon-ca-mot-chiec-xe-sang/794726.antd