Choáng váng phát minh 'kỳ quái' của hai nhà khoa học thiên tài

Thomas Edison và Nikola Tesla là hai nhà khoa học thiên tài với nhiều thành tựu trong lĩnh vực sáng chế. Nhưng, họ cũng có những phát minh 'dị' khiến người đời khiếp sợ như điện thoại nói chuyện hồn ma và máy tạo động đất.

 Nhà khoa học thiên tài Thomas Edison nổi tiếng với nhiều sáng chế vĩ đại. Ông có hơn 1.000 bằng sáng chế. Trong số này nổi tiếng nhất là bóng đèn. Sáng chế này của Edison được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày.

Nhà khoa học thiên tài Thomas Edison nổi tiếng với nhiều sáng chế vĩ đại. Ông có hơn 1.000 bằng sáng chế. Trong số này nổi tiếng nhất là bóng đèn. Sáng chế này của Edison được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh những phát minh có tính ứng dụng cao, nhà khoa học Edison có một số sáng chế kỳ quặc. Đáng chú ý là việc ông sáng chế điện thoại trò chuyện với hồn ma.

Edison đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của thế giới linh hồn. Vào cuối những năm 1920, ông cùng một số nhà khoa học có mặt tại một phòng thí nghiệm bí mật. Họ cùng nhau ghi lại giọng nói và sự hiện diện của linh hồn thông qua loa, máy phát và một số dụng cụ thí nghiệm khác.

Theo một số tài liệu, cỗ máy dùng để trò chuyện với linh hồn do Edison sáng chế có chùm sáng nhỏ phát ra từ một ngọn đèn mạnh. Nó có thể dò được những hạt vật chất nhỏ nhất. Các hạt này sẽ chứng minh cho sự tồn tại của phần vật chất trong linh hồn của con người lưu lại sau khi qua đời.

Dù thực hiện nghiên cứu trên trong nhiều giờ đồng hồ nhưng nhóm của ông Edison không phát hiện được bất cứ hồn ma nào. Sau khi Edison qua đời, không ít người tìm kiếm bản thiết kế điện thoại trò chuyện với hồn ma để cải tiến, thử nghiệm nhưng không thể. Nguyên do là bởi người ta không tìm thấy nguyên mẫu nào cũng như bản vẽ chính thức của sáng chế "dị" đó.

Tương tự như Thomas Edison, Nikola Tesla cũng là nhà khoa học thiên tài với nhiều sáng chế được đánh giá cao như điện không dây, robot... Tuy nhiên, nhà khoa học Tesla khiến dư luận xôn xao khi có một sáng chế kỳ quái mà không mấy người mong muốn nó hoạt động là máy tạo ra động đất.

Theo các ghi chép, vào năm 1893, ông Tesla xin cấp bằng sáng chế cho bộ dao động cơ học chạy bằng hơi nước mà ông thiết kế để rung lên xuống tốc độ rất cao nhằm tạo ra điện.

Đến năm 1898, nhà phát minh Tesla tuyên bố với báo giới rằng cỗ máy dao động khiến mặt đất rung chuyển trong khi ông đang điều chỉnh nó tại phòng thí nghiệm ở New York.

Điều này khiến người dân sống trong tòa nhà đó sợ hãi và vội vã bỏ chạy do sợ công trình này đổ sập vì động đất. Trước tình hình nguy cấp đó, Tesla phá hủy thiết bị tạo ra động đất mà ông đang thử nghiệm để kết thúc sự việc.

Về sau, Tesla thừa nhận rằng cỗ máy tạo động đất của ông có thể đánh đổ tòa nhà Empire State. May mắn là sau đó nhà khoa học Tesla từ bỏ sáng chế trên để tránh xảy ra những thảm họa tồi tệ cho người dân.

Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/choang-vang-phat-minh-ky-quai-cua-hai-nha-khoa-hoc-thien-tai-1485591.html