'Choáng ngợp' nơi 13 vua Nguyễn đăng quang vừa mở cửa đón khách sau trùng tu

Sau thời gian trùng tu, điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua triều Nguyễn đăng quang chính thức khánh thành, mở cửa đón khách tham quan.

Ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế"; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa và động thổ công trình tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự buổi lễ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và các đại biểu tham quan không gian bên trong điện Thái Hòa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và các đại biểu tham quan không gian bên trong điện Thái Hòa.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ngày 8/5/2024, tại Kỳ họp thứ 10 của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra ở Mông Cổ, "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi lễ.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi lễ.

Được UNESCO công nhận một lần nữa khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của Cửu đỉnh trong kho tàng di sản văn hóa của nhân loại đồng thời đem đến cho Thừa Thiên Huế vị thế là địa phương duy nhất mang trong mình 8 di sản được UNESCO công nhận.

Tại buổi lễ, ông Phương cũng thông tin việc Thừa Thiên Huế chính thức công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa, đưa vào phục vụ tham quan và động thổ công trình tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh. Đây là hai công trình quy mô và có vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành của Đại nội Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân để công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản ngày càng phát huy hiệu quả, đưa Huế phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Nghi thức đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế".

Nghi thức đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế".

"Thừa Thiên Huế cam kết tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của Quốc tế và của Chính phủ Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với các giải pháp cụ thể để tạo sức sống mới cho di sản, để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương", ông Phương nói.

Một số hình ảnh về điện Thái Hòa sau khi hoàn tất trùng tu, mở cửa đón khách do PV Báo Sức khỏe & Đời sống ghi nhận:

Điện Thái Hòa là kiến trúc quan trọng bậc nhất của Hoàng Thành Huế - nơi tổ chức lễ đăng quang của 13 vị hoàng đế triều Nguyễn, nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình. Ngôi điện được xây dựng từ mùa xuân 1805 thời Gia Long, đến thời Minh Mạng, triều đình cho tu bổ cải dựng tại địa điểm mới từ năm 1832, đến năm 1833 hoàn thành.

Điện Thái Hòa là kiến trúc quan trọng bậc nhất của Hoàng Thành Huế - nơi tổ chức lễ đăng quang của 13 vị hoàng đế triều Nguyễn, nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình. Ngôi điện được xây dựng từ mùa xuân 1805 thời Gia Long, đến thời Minh Mạng, triều đình cho tu bổ cải dựng tại địa điểm mới từ năm 1832, đến năm 1833 hoàn thành.

Sau hàng trăm năm tồn tại, điện Thái Hòa trở thành một chứng nhân, chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, dưới tác động của thời gian, chiến tranh, khí hậu khắc nghiệt, công trình xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đợt mưa bão cuối năm 2020 khiến ngôi điện đứng trước nguy cơ cần phải cứu nguy.

Sau hàng trăm năm tồn tại, điện Thái Hòa trở thành một chứng nhân, chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, dưới tác động của thời gian, chiến tranh, khí hậu khắc nghiệt, công trình xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đợt mưa bão cuối năm 2020 khiến ngôi điện đứng trước nguy cơ cần phải cứu nguy.

Việc trùng tu và tôn tạo công trình là một nhiệm vụ cấp thiết. Ngày 23/11/2021, lễ khởi công Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa được thực hiện với tổng vốn đầu tư gần 129 tỷ đồng.

Việc trùng tu và tôn tạo công trình là một nhiệm vụ cấp thiết. Ngày 23/11/2021, lễ khởi công Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa được thực hiện với tổng vốn đầu tư gần 129 tỷ đồng.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, dự án bao gồm nhiều hạng mục như bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống kết cấu chịu lực bằng gỗ, hệ mái, tường và nền. Bảo quản, tu bổ, phục hồi chi tiết các trang trí ngoại thất và nội thất công trình.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, dự án bao gồm nhiều hạng mục như bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống kết cấu chịu lực bằng gỗ, hệ mái, tường và nền. Bảo quản, tu bổ, phục hồi chi tiết các trang trí ngoại thất và nội thất công trình.

"Sau 3 năm thi công, dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa về đích trước thời hạn 9 tháng. Công tác trùng tu được tuân thủ đầy đủ các quy trình khoa học, từ khảo sát, nghiên cứu đến thực hiện các biện pháp nhằm bảo quản tối đa yếu tố gốc của di tích, quyết tâm gìn giữ cho được hồn cốt của công trình sau khi tu bổ và phải đảm bảo sự bền vững trong kỹ thuật và tôn vinh giá trị mỹ thuật truyền thống", ông Trung nói.

"Sau 3 năm thi công, dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa về đích trước thời hạn 9 tháng. Công tác trùng tu được tuân thủ đầy đủ các quy trình khoa học, từ khảo sát, nghiên cứu đến thực hiện các biện pháp nhằm bảo quản tối đa yếu tố gốc của di tích, quyết tâm gìn giữ cho được hồn cốt của công trình sau khi tu bổ và phải đảm bảo sự bền vững trong kỹ thuật và tôn vinh giá trị mỹ thuật truyền thống", ông Trung nói.

Sau lễ công bố hoàn tất trùng tu, đại biểu và nhiều du khách được tham quan không gian bên trong điện Thái Hòa.

Sau lễ công bố hoàn tất trùng tu, đại biểu và nhiều du khách được tham quan không gian bên trong điện Thái Hòa.

Sau trùng tu, điện Thái Hòa "khoác áo mới" với nội thất lung linh, tráng lệ khiến nhiều du khách không khỏi trầm trồ, "choáng ngợp".

Sau trùng tu, điện Thái Hòa "khoác áo mới" với nội thất lung linh, tráng lệ khiến nhiều du khách không khỏi trầm trồ, "choáng ngợp".

Hình ảnh lung linh, tráng lệ bên trong điện Thái Hòa.

Hình ảnh lung linh, tráng lệ bên trong điện Thái Hòa.

Du khách check-in bên trong điện Thái Hòa.

Du khách check-in bên trong điện Thái Hòa.

Video: 'Choáng ngợp' nơi 13 vua Nguyễn đăng quang vừa mở cửa đón khách sau trùng tu.

Hoàng Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/choang-ngop-noi-13-vua-nguyen-dang-quang-vua-mo-cua-don-khach-sau-trung-tu-16924112318503485.htm