Choáng ngợp những trận không chiến tàn khốc nhất từ trước đến nay

Điển hình như năm 1943, Không quân Mỹ tấn công nhà máy sản xuất đạn Schweinfurt của Đức. Một nhóm gồm 291 máy bay B-17 đã bay đến ném bom và bị rất nhiều máy bay Đức từ mọi hướng tấn công. Đây là một ngày đen tối của Không quân Mỹ.

Trận St.Mihiel năm 1918 được coi là trận không chiến lớn nhất đầu tiên của máy bay chiến đấu. Phe Đồng Minh tập hợp gần 1.500 máy bay để đánh 500 chiếc của Đức. Lực lượng phi công đồng minh có 40% của Mỹ, còn lại là Anh, Pháp và Italia. Trận này là trận lớn nhất, bởi về sau không có trận không chiến nào mà số lượng máy bay tham gia vào lớn như vậy.

Trận St.Mihiel năm 1918 được coi là trận không chiến lớn nhất đầu tiên của máy bay chiến đấu. Phe Đồng Minh tập hợp gần 1.500 máy bay để đánh 500 chiếc của Đức. Lực lượng phi công đồng minh có 40% của Mỹ, còn lại là Anh, Pháp và Italia. Trận này là trận lớn nhất, bởi về sau không có trận không chiến nào mà số lượng máy bay tham gia vào lớn như vậy.

Trận không chiến Bekaa Valley chỉ có 96 máy bay và một phi đội UAV của Israel cùng 100 máy bay chiến đấu và 19 bệ phóng tên lửa của Syria. Nhưng nó vẫn được coi là một trong những trận chiến máy bay phản lực lớn nhất.

Ngày 9/6/1982, 17 trong số 19 bệ phóng tên lửa của Syria bị Israel phá hủy. Israel không mất chiếc máy bay nào. Sau khi mất tên lửa, Syria cho máy bay xuất kích trả đũa. Tuy nhiên họ lại bị Israel phá hủy thêm 29 máy bay nữa. Sau 1 ngày, Không quân Israel đánh tiếp và phá nốt 2 bệ phóng tên lửa. Không quân Syria gặp các máy bay Israel nhưng họ lại mất tiếp 35 máy bay mà Israel không mất chiếc nào.

Trong chiến tranh Thái Bình Dương, lính Mỹ nghĩ rằng họ không bao giờ có thể sống sót ra khỏi trận đánh. Họ cũng không có trận nào được chuẩn bị tốt hơn và số lượng lớn hơn những người lính Nhật. Nhưng trong trận không chiến mà sau này gọi là “trận đánh biển Philippines”, Mỹ đã tiêu diệt hàng trăm máy bay Nhật trong khi chỉ bị tổn thất nhẹ. Khoảng 90% phi công Mỹ hạ cánh an toàn. Những người còn lại phải nhảy dù chủ yếu do hết nhiên liệu.

Ngày 7/11/1944, bộ binh Nga tiến vào Belgrade để khởi động cuộc tấn công ở Serbia nhưng các máy bay P-38 của Mỹ đã bay ngang qua và tấn công bộ binh Nga vì họ tưởng đó là quân Đức.

Hồng quân Liên Xô liền gọi hỗ trợ của không quân và một cuộc không chiến giữa các máy bay P-38 với Yak-3 xảy ra. Đến nay vẫn không ai biết chắc có bao nhiêu thương vong trong trận đánh đó nhưng cả hai bên tuyên bố họ phải chịu đựng thương vong lớn. Sau đó, Chính phủ Mỹ đã xin lỗi Liên Xô về vụ việc.

Trong năm 1950, Không quân Mỹ có thể tiêu diệt bất kỳ máy bay chiến đấu nào từ Triều Tiên nên các "pháo đài bay" B-29 của họ có thể ném bom tại bất kỳ đâu vào bất cứ lúc nào. Nhưng sau khi Trung Quốc bước vào cuộc chiến tất cả đã thay đổi. Mig-15 của Trung Quốc đã không để máy bay Mỹ tự tung tự tác.

Tháng 4/1951, gần 30 chiếc Mig-15 tấn công 36 chiếc máy bay ném bom B-29 với 100 chiếc máy bay phản lực hộ tống. Các máy bay Mig-15 đã phá hủy 12 chiếc B-29 mà không bị thiệt hại nào. Sau trận này, các B-29 chỉ còn được sử dụng để ném bom ban đêm.

Năm 1943, Không quân Mỹ đã tấn công nhà máy sản xuất đạn Schweinfurt của Đức. Một nhóm gồm 291 máy bay B-17 đã bay đến ném bom và bị rất nhiều máy bay Đức từ mọi hướng tấn công. Đây là một ngày đen tối của Không quân Mỹ. 77 máy bay B-17 bị phá hủy và 121 chiếc bị hư hại nặng cùng với 600 phi công thiệt mạng.

Năm 1973, trong trận El Mansoura thuộc chiến tranh Yom Kippur, gần 120 máy bay chiến đấu Israel đã tấn công 60 máy bay Mig của Ai Cập gần căn cứ không quân Mansoura. Trận đánh kéo dài khoảng 53 phút, là trận không chiến dài nhất trong lịch sử. Lực lượng Ai Cập tuyên bố họ đã diệt 17 chiếc của Israel và chỉ mất 3 chiếc trong khi Israel tuyên bố họ chỉ mất 2 chiếc. Các con số thiệt hại do vậy vẫn chưa được biết rõ ràng.

Khi hầu hết châu Âu đã bị chiếm, Hitler muốn tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh để xâm chiếm Anh. Hàng trăm máy bay ném bom Đức bắt đầu tấn công các sân bay Anh ở phía tây nam nước này vào tháng 8/1940. Tuy nhiên vào ngày diễn ra trận đánh thời tiết khá xấu và những kẻ đánh bom được các máy bay Spitfire và Hurricanes nghênh tiếp. Mặc dù vậy Anh mất một nửa số máy bay và nhiều chiếc trong số đó bị diệt trên mặt đất và không thực sự tham chiến.

Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, Israel trên cơ Ai Cập về chiến đấu trên không. Vào ngày 6/10/1973, Ai Cập quyết định thực hiện một cuộc không kích với 200 máy bay vào căn cứ Ofira của Israel. Israel bị bất ngờ chỉ xuất kích được 2 máy bay lên. Mặc dù đối mặt với lực lượng đông nhưng các phi công Israel được báo cáo đã bắn rơi 20 chiếc Mig-17 và 8 chiếc Mig-21 trong những trận cận chiến.

Khi CTTG 2 gần kết thúc, máy bay Me-262 của Đức bắt đầu tham gia cuộc chiến trên không. Đây là máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên có thể đạt vận tốc 540mph. Nó cũng có 4 khẩu pháo 30mm đã chứng minh là rất nguy hiểm. Nó được sử dụng trong trận đầu tiên vào ngày 18/3/1945.

Mặc dù kém đối thủ với tỉ lệ 50/1, 37 chiếc Me-262 đã tấn công 1.800 máy bay chiến đấu của Đồng Minh. Các máy bay Đức bắn rơi 13 chiếc của Đồng Minh trong khi chỉ mất 3 chiếc của mình.

Video Trận không kích Hạm đội Mỹ huyền thoại của MiG-17 Việt Nam - Nguồn: QPVN

PV

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/choang-ngop-nhung-tran-khong-chien-tan-khoc-nhat-tu-truoc-den-nay-1409521.html