Choáng ngợp dàn tên lửa của Iran khiến Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Mặc dù bị cấm vận vũ khí suốt nhiều năm qua, Iran vẫn có đủ trong tay các loại tên lửa từ tên lửa hành trình, tên lửa phòng không cho tới tên lửa đối hạm... đủ khiến cho quân đội Mỹ phải đau đầu đối phó nếu chiến sự nổ ra.

Trong lực lượng tên lửa đạn đạo của Iran, các tên lửa dòng Shahab được coi là xương sống chủ lực nhất và đây hiện cũng là loại tên lửa khiến Mỹ đau đầu nhất. Nguồn ảnh: IRNA.

Theo các nguồn tin khác nhau, Iran hiện đang có trong tay từ 1500 tới 2500 tên lửa các loại trong đó có 32 bệ phóng di động tên lửa Shahab-3 - một trong những con bài răn đe chiến lược mà Iran có thể mang ra "khè" các quốc gia lân cận và Mỹ. Nguồn ảnh: IRNA.

Dòng tên lửa Shahab về cơ bản có nhiều loại và phạm vi tấn công rất rộng, tạo ra nhiều lớp tấn công với bán kính tối đa lên tới 5500 km. Trong đó phiên bản Shahab -1 có tầm bắn 300 km với đầu đạn 1000 kg với Shahab-2 là bản sao của tên lửa Scud-C của Liên Xô. Nguồn ảnh: Commons.

Riêng với dòng Shahab-3, sức mạnh của lực lượng tên lửa đạn đạo Iran đã được "sang trang" với tầm bắn vượt 1500 km và tốc độ lên tới 6 km/giây kèm theo đó là sai số cực thấp, chỉ 190 mét so với mục tiêu ban đầu. Nguồn ảnh: Lost.

Ngoài Shahab-3, Iran được cho là hiện đang phát triển phiên bản tên lửa Shahab-4 và Shahab-5. Trong đó, Shahab-4 có tầm bắn được mở rộng lên 2500 km tỏng khi đó Shahab-5 có thể mở rộng tầm bắn lên tới 5500 km do được Nga hỗ trợ công nghệ tên lửa đẩy. Nguồn ảnh: Twitter.

Với hệ thống tên lửa phòng không, nguy hiểm bậc nhất của Iran là tổ hợp Khordad-3 từng bắn hạ được UAV Mỹ thuộc họ tên lửa Raad được Iran ra mắt năm 2012. Nguồn ảnh: Forces.

Raad bao gồm 4 cấu hình khác nhau gồm: Khordad-3 trang bị tên lửa Taer-2B với radar mạng pha tích hợp bệ phóng; Tabas sử dụng đạn Taer-2A; Alam al hoda trang bị hệ thống dẫn đường quang học và Raad 2 trang bị hệ thống quang học tích hợp với đạn cải tiến. Nguồn ảnh: MEHR

Hệ thống Khordad-3 với đạn tên lửa Taer-2B có thể đạt tầm bắn 105km. Bệ phóng của Khordad-3 trông rất giống với 9K37 Buk (Nga), nhưng giàn phóng với đạn thì trông như 2K12 Kub SA-6 thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Twitter

Ngoài ra, hồi đầu tháng 6/2019 Iran bất ngờ ra mắt hệ thống phòng không Khordad 15 có tầm bắn 120-150km, có thể tấn công đồng thời 6 mục tiêu. Nguồn ảnh: FARS

Thậm chí Iran hiện vẫn được cho là đang trong quá trình phát triển hệ thống phòng không tầm xa Bavar-373 có sức mạnh tương đương S-300. Hệ thống trang bị tên lửa Sayyad-4, radar mạng pha Meraj có tầm trinh sát tới 450km, phát hiện theo dõi cùng lúc 200 mục tiêu. Nguồn ảnh: Defence.

Với các loại tên lửa chống hạm, đầu tiên phải kể đến tên lửa chống hạm Nasr-1 của Iran, đây là loại tên lửa chống hạm được Iran sao chép bất hợp pháp từ phiên bản C-704 của Trung Quốc. Về cơ bản loại tên lửa chống hạm tầm ngắn cỡ nhỏ này có thể hạ gục mọi tàu có trọng tải từ 1500 tấn trở xuống ở khoảng cách 30 km. Nguồn ảnh: Commons.

Với những mục tiêu có khoảng cách từ 30 km trở lên, Iran có loại tên lửa chống hạm khác mang tên Noor. Đây cũng được xem là loại tên lửa được Iran nhái lại từ tên lửa C-802 của Trung Quốc bằng kỹ thuật đảo ngược công nghệ. Nguồn ảnh: Commons.

Loại tên lửa này có tầm bắn tối đa từ 30 tới 170 km, sử dụng động cơ phản lực và có khả năng bay thấp sát mặt nước, đảm bảo cực kỳ khó bị phát hiện và rất khó bị đánh chặn bằng các phương pháp thông thường. Nguồn ảnh: Commons.

Tiếp theo là loại tên lửa hành trình chống hạm tầm trung mang tên Qader. Loại tên lửa này có tầm hoạt động lên tới 300 km và là một trong những loại tên lửa chống hạm hiếm hoi do Iran tự nghiên cứu và sản xuất thay vì đi nhái lại của nước ngoài. Nguồn ảnh: Commons.

Loại tên lửa này được cho là có khả năng mang theo một đầu đạn nặng 200 kg, bay ở độ cao dưới tầm radar, có hệ thống lái tự động hiện đại, hệ thống định vị tiên tiến, có kha rnawng hẹn giờ phóng và có thể phóng được từ trên bộ, trên biển hoặc trên không. Nguồn ảnh: Commons.

Cuối cùng là tên lửa Persian Gulf - Vịnh Ba Tư. Đây là loại tên lửa có tầm bắn lên tới 300 km được xây dựng dựa trên thiết kế của tên lửa Fateh-100 trước đó do Iran sản xuất. Nguồn ảnh: Commons.

Dù tầm bắn không quá nổi trội nhưng lượng thuốc nổ mà Vịnh Ba Tư mang theo lại là cực lớn, lên tới 650 kg - đủ sức đánh hư hỏng nặng một tàu sân bay chỉ bằng một phát đạn - kèm theo đó là hệ thống dẫn đường hiện đại và tốc độ Mach 3. Nguồn ảnh: Commons.

Mời độc giả xem Video: Mỹ cáo buộc Iran tấn công nhà máy lọc dầu ở Saudi Aranbia.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/choang-ngop-dan-ten-lua-cua-iran-khien-my-dung-ngoi-khong-yen-1277580.html