Chớ xem thường!

Chuyện gì mà răn mọi người vậy Tư Hòa Vang.

- Chuyện gì mà răn mọi người vậy Tư Hòa Vang.

Một hộ chăn nuôi heo vẫn lấy thức ăn thừa, ôi thiu để về nuôi heo.

Một hộ chăn nuôi heo vẫn lấy thức ăn thừa, ôi thiu để về nuôi heo.

- Còn gì "nóng" hơn chuyện cả nước đang "căng" mình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Các địa phương có dịch phải quyết liệt: tiêu hủy heo bệnh, phun thuốc khử độc, tiêu trùng, lập chốt, khuyến cáo cho gia súc ăn thức ăn sạch, nấu chín... nhằm ngăn chặn các tác nhân lây bệnh để hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi. Theo khuyến cáo của cơ quan Thú y, nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn bùng phát tại nhiều địa phương là do mầm bệnh bị lây lan qua việc vận chuyển, tiêu thụ thịt đang ủ bệnh, người nuôi cho heo ăn thức ăn thừa, không đảm bảo vệ sinh...

- Nói vậy, không được cho heo ăn thức ăn thừa, không vệ sinh?

- Đúng.

- Vậy mà Bề Tui vẫn thấy nhiều người vẫn đến các nhà hàng lấy thức ăn thừa, ôi thiu về làm thức ăn cho heo.

- Vấn đề ở đấy. Hiện tại, vẫn có một số người phớt lờ những khuyến cáo của cơ quan thú y, hàng ngày mang thức ăn thừa về nuôi heo. Vì thế, tại địa bàn H. Hòa Vang (Đà Nẵng) vừa dập xong ổ dịch này lại phát hiện ổ dịch mới. Cụ thể, ngày 18-6-2019 vừa phát hiện 2 ổ dịch mới tại xã Hòa Nhơn và Hòa Phú.

- Vậy có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này?

- Khó đấy. Vì việc làm này pháp luật không cấm. Nhà nước chưa có chế tài nào quy định, không cho người dân tận dụng nguồn thức ăn thừa. Do vậy, chỉ có biện pháp duy nhất là tuyên truyền cho người dân hiểu rõ tác hại của việc sử dụng thức ăn thừa bị ôi, thiu... và đừng xem thường những khuyến cáo của cơ quan chức năng để việc phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi đạt kết quả tốt hơn.

- Bề Tui thiển nghĩ chính quyền địa phương cần phải đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa để người dân nhận thức được mối nguy dịch bệnh đối với việc chăn nuôi không đảm bảo an toàn. Điều đó không chỉ tạo môi trường lây lan dịch bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của hộ chăn nuôi.

BỀ TUI

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/143_208109_cho-xem-thuong-.aspx