Cho phép đầu tư vào đặc khu không gọi là 'cùng có lợi' nếu 10 đồng, mình chỉ lời 2

Bàn về dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng đã cấp đầu tư vào đây phải tạo được nội lực cho Việt Nam. 'Chúng ta hay nói là 'cùng có lợi', cùng có lợi nhưng với 10 đồng họ lợi 8 đồng, mình lợi 2 đồng thì như vậy không gọi là cùng có lợi', đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa.

Không đưa nợ tự vay, tự trả doanh nghiệp nhà nước vào nợ công

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, sáng 23/11, với 85,74% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, có ý kiến băn khoăn về việc không đưa nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước vào phạm vi nợ công.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết các khoản nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước là các khoản vay thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp. (Xem thêm)

Cho phép đầu tư vào đặc khu: Nếu 10 đồng họ lời 8, không thể gọi là cùng có lợi

Thảo luận về dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trước Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho biết nhiều quốc gia làm đặc khu kinh tế thất bại có thể do cách làm chứ không phải vì chủ trương.

Về mục tiêu, đại biểu Nghĩa đề nghị xác định rõ trong luật chúng ta không thu hút đầu tư bằng mọi giá, cần phải xác định nguyên tắc chi phối toàn bộ quá trình thành lập và điều hành các đặc khu này. (Xem thêm)

Nên hay không việc buộc Facebook, Google... đặt máy chủ tại Việt Nam?

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An), Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho rằng việc các doanh nghiệp đã kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thì phải bình đẳng như các doanh nghiệp khác.

"Chúng ta chỉ yêu cầu đặt máy chủ quản lý người dùng Việt Nam chứ không phải đặt toàn bộ máy chủ dữ liệu, vì máy chủ dữ liệu cung cấp cho nhiều quốc gia chứ không riêng gì cho một nước cụ thể", đại biểu Cầu nói. (Xem thêm)

Sổ đỏ ghi tên cả gia đình: Bố bán nhà phải hỏi ý con?

Thông tư 33/2017 đã bổ sung thêm đối tượng là “những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” vào trong sổ đỏ. Đây là một trong những điểm mới nhằm loại bỏ tình trạng người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác, sau đó các thành viên khác trong gia đình không đồng ý, dẫn tới tranh chấp; hạn chế tình trạng lừa đảo trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Ngay sau khi thông tin này được đăng tải, đã có nhiều ý kiến trái chiều. (Xem thêm)

Giám đốc quỹ tín dụng Đồng Nai đã trốn ra nước ngoài

Ngày 22/11, Ngân hàng Nhà nước thành lập đoàn công tác vào Đồng Nai làm việc liên quan đến việc Quỹ tín dụng nhân dân Thái Bình mất khả năng thanh khoản, dẫn đến việc hàng chục người dân kéo đến điểm giao dịch giăng băng rôn đòi tiền gửi.

Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai cho biết, đầu năm nay, qua thanh kiểm tra đã phát hiện quỹ tín dụng này mất khả năng thanh khoản, có nhiều sai phạm trong hoạt động tín dụng nên có văn bản, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an vào cuộc điều tra. (Xem thêm)

Tỏi voi “bóp chết” tỏi Lý Sơn: Nhiều giống cây thuần Việt đang biến mất

Tiến sĩ - nhà nông học Lê Tiến Dũng vừa nhận tháng lương hưu đầu tiên sau bao năm gắn bó với khoa Nông học (Đại học Nông Lâm Huế). Gọi điện cho ông, vị nguyên trưởng Khoa Nông học tự nhận là người “cực đoan” với các giống cây mới, ngoại lai nhập vào nước ta hiện nay. Lý do rất đơn giản, các giống nhập ngoại đã đánh bật và làm biến mất những đặc sản vùng miền, con cháu đời sau chỉ còn được nghe qua lời kể.

“Cuộc chiến” giữa giống ngoại nhập với giống cây thuần Việt, khi cây tỏi voi xứ sở mặt trời mọc (Nhật Bản) đang được tính đưa qua đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trồng, không phải mới được nhắc đến. (Xem thêm)

NGUYỄN NGA

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/cho-phep-dau-tu-vao-dac-khu-khong-goi-la-cung-co-loi-neu-10-dong-minh-chi-loi-2-3421875.html