Chờ đón hành tinh màu xanh xuất hiện trên bầu trời vào ngày 20/1

Ngày 20/1, Mặt trăng lưỡi liềm sẽ mọc vài giờ sau khi Mặt trời lặn, từ đó ta tìm kiếm sao Hỏa mang màu cam đỏ. Sao Thiên Vương sẽ hiện lên sắc xanh mờ ảo trong phạm vi quan sát giữa sao Hỏa và Mặt trăng.

 Sao Thiên Vương thường rất mờ nhạt do nằm cách rất xa Trái đất và Mặt trời, vì vậy khó nhìn thấy trên bầu trời đêm. Tuy nhiên vào ngày 20/1, Mặt trăng và sao Hỏa sẽ giúp "chỉ đường" cho những người yêu thiên văn tìm kiếm hành tinh xanh này.

Sao Thiên Vương thường rất mờ nhạt do nằm cách rất xa Trái đất và Mặt trời, vì vậy khó nhìn thấy trên bầu trời đêm. Tuy nhiên vào ngày 20/1, Mặt trăng và sao Hỏa sẽ giúp "chỉ đường" cho những người yêu thiên văn tìm kiếm hành tinh xanh này.

NASA nhận định đây là một cơ hội dễ dàng để nhìn sao Thiên Vương qua ống nhòm hoặc kính viễn vọng. Cụ thể, Mặt trăng lưỡi liềm sẽ mọc vài giờ sau khi Mặt trời lặn, từ đó ta tìm kiếm sao Hỏa mang màu cam đỏ. Sao Thiên Vương sẽ hiện lên sắc xanh mờ ảo trong phạm vi quan sát giữa sao Hỏa và Mặt trăng.

Sao Thiên vương (Thiên vương tinh) ban đầu có tên gọi là Ngôi sao của George, nhằm tôn vinh vua George III của Anh Quốc.

Mùa hè ở sao Thiên vương kéo dài 42 năm.

Sao Thiên vương là hành tinh có bầu khí quyển lạnh nhất hệ Mặt trời với nhiệt độ tối thiểu -224°C.

Kích thước của sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó.

Sao Mộc có 67 mặt trăng, sao Thổ có 62 mặt trăng, sao Thiên vương có 27 mặt trăng, sao Hải vương có 14 mặt trăng, sao Hỏa có 2 mặt trăng còn Trái đất của chúng ta chỉ có duy nhất một Mặt trăng.

27 mặt trăng của sao Thiên vương được đặt tên theo các nhân vật trong các tác phẩm của Shakespeare và Alexander Pope.

Vận tốc gió trên sao Thiên vương có thể đạt đến 900km/h.

Lực hấp dẫn trên bề mặt của sao Kim, sao Thổ, sao Thiên vương và sao Hải vương tương tự như của Trái đất.

Sao Hải vương đầu tiên được phát hiện bằng những phương pháp toán học trước khi nó được quan sát trực tiếp qua kính viễn vọng, dựa theo quỹ đạo của sao Thiên vương.

Không giống như các hành tinh khác, sao Thiên Vương quay trong khi nằm ngang trên quỹ đạo quanh Mặt trời.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cho-don-hanh-tinh-mau-xanh-xuat-hien-tren-bau-troi-vao-ngay-201-1487915.html