Chợ đầu mối không phép ở Hà Nội

Một chợ đầu mối quy mô lớn hoạt động không phép trong suốt thời gian dài trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) mà không bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý dẹp boỔng Nguyễn Việt Long, Phó Trưởng phòng Kinh tế quận Hà Đông – Hà Nội:Theo tôi đó không phải là chợ. Cáo cái đó tôi khẳng định là không phải là chợ. Theo đúng quy hoạch của Thành phố phê duyệt, quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thì cái đó không gọi là chợ.Ông Đinh Công Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông: Đây là chợ đầu mối rau củ quả, người ta chỉ hoạt động vào ban đêm. Mình hiểu là chợ đầu mối nhưng không có quyết định ai cho phép cả.Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Khi chợ tồn tại với thời gian lâu như vậy rõ ràng trách nhiệm của các cấp chính quyến cơ sở đang có vấn đề. Người người sẽ phải giải thích làm sao khi thường xuyên tụ tập đông người. Không có bất cứ một cơ sở pháp lý nào. Nếu không nằm trong quy hoạch chợ mà vẫn có hoạt động thu tiền, có hoạt động bán lô và thậm chí có cả việc bán trong thời gian dài. Vậy thì có hay không việc lạm dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì anh đang bán cái thứ anh không có. Anh đang thu tiền cái mà anh không được phép.Ông Nguyễn Việt Long, Phó Trưởng phòng Kinh tế quận Hà Đông – Hà Nội:Theo tôi đó không phải là chợ. Cáo cái đó tôi khẳng định là không phải là chợ. Theo đúng quy hoạch của Thành phố phê duyệt, quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thì cái đó không gọi là chợ.Ông Đinh Công Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông: Đây là chợ đầu mối rau củ quả, người ta chỉ hoạt động vào ban đêm. Mình hiểu là chợ đầu mối nhưng không có quyết định ai cho phép cả.Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Khi chợ tồn tại với thời gian lâu như vậy rõ ràng trách nhiệm của các cấp chính quyến cơ sở đang có vấn đề. Người người sẽ phải giải thích làm sao khi thường xuyên tụ tập đông người. Không có bất cứ một cơ sở pháp lý nào

Có tên là Trung tâm giao thương 365 nhưng trên thực tế mọi hoạt động diễn ra tại đây chẳng khác gì một chợ đầu mối về rau củ quả trên địa bàn Thủ đô. Mỗi đêm lượng người và các loại xe chở hàng hóa buôn bán ra vào tại chợ này nườm nượp. Những tiểu thương buôn bán tại đây đương nhiên sẽ phải đóng nhiều loại phí, trong đó rõ nhất là phí xe vào chợ, phí chỗ ngồi. Hoạt động này đã diễn ra từ hơn 1 năm nay nhưng không bị phát hiện và xử lý. Trao đổi với phóng viên Truyền hình Thông tấn, đại diện phòng kinh tế quận Hà Đông – Hà Nội cho rằng, đây không phải là chợ.

Cơ quan quản lý chuyên môn của quận thì khẳng định như vậy. Còn ý kiến của Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông, đơn vị đang quản lý diện tích đất trên thì hoàn toàn ngược lại.

Theo tài liệu mà phóng viên có được, vị trí chợ 365 hiện nay là một phần trong tổng diện tích hơn 90 ha thuộc Khu công viên thể thao cây xanh đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt. Tuy nhiên do dự án này còn những vướng mắc chưa thể triển khai xây dựng nên quận Hà Đông đã có văn bản đề xuất phương án sử dụng tạm thời đối với diện tích đã giải phóng mặt bằng vào mục đích phục vụ nhu cầu về hoạt động thể dục thể thao và vui chơi giải trí. Thế nhưng không hiểu vì sao nó lại biến thành một khu chợ đầu mối. Và hoạt động của chợ này đã và đang kéo theo nhiều vấn đề bất cập.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng.

Với quy mô sinh hoạt lên tới hàng nghìn người với đủ loại thành phần trong xã hội, kéo theo đó là những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự cũng như phòng chống cháy nổ. Rõ ràng các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn quận Hà Đông đang buông lỏng quản lý. Dù trong cách hiểu và nhận thức chung về một vấn đề giữa các cơ quan quản lý chưa có sự thống nhất, song đây thực chất vẫn là một cái chợ. Và mọi hoạt động ở đây đều phải tuân thủ pháp luật và phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, chứ không phải là hoạt động bất hợp pháp như hiện nay/.

Có tên là Trung tâm giao thương 365 nhưng trên thực tế mọi hoạt động diễn ra tại đây chẳng khác gì một chợ đầu mối về rau củ quả trên địa bàn Thủ đô. Mỗi đêm lượng người và các loại xe chở hàng hóa buôn bán ra vào tại chợ này nườm nượp. Những tiểu thương buôn bán tại đây đương nhiên sẽ phải đóng nhiều loại phí, trong đó rõ nhất là phí xe vào chợ, phí chỗ ngồi. Hoạt động này đã diễn ra từ hơn 1 năm nay nhưng không bị phát hiện và xử lý. Trao đổi với phóng viên Truyền hình Thông tấn, đại diện phòng kinh tế quận Hà Đông – Hà Nội cho rằng, đây không phải là chợ.

Cơ quan quản lý chuyên môn của quận thì khẳng định như vậy. Còn ý kiến của Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông, đơn vị đang quản lý diện tích đất trên thì hoàn toàn ngược lại.

Theo tài liệu mà phóng viên có được, vị trí chợ 365 hiện nay là một phần trong tổng diện tích hơn 90 ha thuộc Khu công viên thể thao cây xanh đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt. Tuy nhiên do dự án này còn những vướng mắc chưa thể triển khai xây dựng nên quận Hà Đông đã có văn bản đề xuất phương án sử dụng tạm thời đối với diện tích đã giải phóng mặt bằng vào mục đích phục vụ nhu cầu về hoạt động thể dục thể thao và vui chơi giải trí. Thế nhưng không hiểu vì sao nó lại biến thành một khu chợ đầu mối. Và hoạt động của chợ này đã và đang kéo theo nhiều vấn đề bất cập.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng.

Với quy mô sinh hoạt lên tới hàng nghìn người với đủ loại thành phần trong xã hội, kéo theo đó là những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự cũng như phòng chống cháy nổ. Rõ ràng các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn quận Hà Đông đang buông lỏng quản lý. Dù trong cách hiểu và nhận thức chung về một vấn đề giữa các cơ quan quản lý chưa có sự thống nhất, song đây thực chất vẫn là một cái chợ. Và mọi hoạt động ở đây đều phải tuân thủ pháp luật và phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, chứ không phải là hoạt động bất hợp pháp như hiện nay/.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/cho-dau-moi-khong-phep-o-ha-noi