Chính trường Mỹ 'nóng vội' sức mạnh Nga tại Venezuela

Các nhà lập pháp Mỹ tại Đồi Capitol đang dấy lên mối lo ngại về ảnh hưởng mở rộng của Nga ở Venezuela.

Đồng thời họ cũng bày tỏ sự ủng hộ mới đối với nhà lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaidó, người tuần trước vừa tham dự buổi phát biểu liên bang của Tổng thống Trump với tư cách là khách mời bất ngờ của Nhà Trắng.

Buổi tiếp của lưỡng đảng ông Guaidó tại Đồi Capitol, nơi ông đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt trong bài phát biểu của Trump và sau đó gặp gỡ với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi diễn ra trong bối cảnh Moscow tăng cường quan hệ với Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro.

Nhắm vào Nga tại Venezuela

"Thực tế là ông ấy đã gây được tiếng vang như vậy ở đây - bạn biết đấy, ông ấy đã gặp Tổng thống, đã gặp Chủ tịch Hạ viện, gặp các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa - Tôi nghĩ rằng điều đó mang lại cho ông ấy nhiều sức mạnh hơn trước đây để tiếp tục thúc đẩy bầu cử tự do và công bằng", nghị sĩ Albio Sires chủ tịch tiểu ban đối ngoại Hạ viện nói.

Quan hệ Nga - Venezuela đang được tăng cường. Ảnh: Getty.

Quan hệ Nga - Venezuela đang được tăng cường. Ảnh: Getty.

Guaidó, được Hoa Kỳ và 58 quốc gia khác công nhận, đã đến thăm Washington vào tuần trước để củng cố vị thế như một lực lượng chống lại ảnh hưởng của Nga ở Nam Mỹ.

Nghị sĩ Debbie Mucarsel-Powell - người dự cuộc gặp với bà Pelosi và ông Guaidó, cho biết nhà lãnh đạo phe đối lập Venezuela cảnh báo về việc gia tăng ảnh hưởng của Nga ở Venezuela.

"[Guaido] đã rất rõ ràng rằng tại thời điểm này, nỗ lực của Nga nhằm củng cố chính quyền đã trở nên mạnh mẽ hơn nhiều", Mucarsel-Powell, nhà lập pháp sinh ra ở Nam Mỹ đang làm việc tại Quốc hội Mỹ, nói.

"Ngay bây giờ, trọng tâm của tôi sẽ là cố gắng gây áp lực lên chính quyền Mỹ để trừng phạt Nga và cố gắng gây áp lực để Nga ngừng ủng hộ chế độ này", Mucarsel-Powell nói thêm.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Chủ tịch tiểu ban Quan hệ đối ngoại Thượng viện, cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh cần phải có một đường lối cứng rắn chống lại vai trò của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Venezuela.

"Cộng đồng quốc tế, công nhận Juan Guaidó và Quốc hội được bầu cử dân chủ là chính phủ hợp pháp của Venezuela, không thể bỏ qua sự tác động của Putin," ông Rubio nói. "Giảm thiểu ảnh hưởng xấu của Nga ở Venezuela có nguy cơ cho phép Maduro tiếp tục nắm lấy quyền lực của mình".

Ông Maduro ngày càng phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính, quân sự và chính trị từ Putin.

"[Người Nga] nhìn thấy một cơ hội lâu dài ở đó", Roger Noriega, một thành viên thỉnh giảng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, người là nhà ngoại giao hàng đầu của Bộ Ngoại giao dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, nói. "Ông Putin đã thấy điều đó ngay từ đầu, để có sự hiện diện ngay dưới mũi chúng ta và tạo dựng ảnh hưởng trong khu vực này."

Tăng cường quan hệ từ năm 2017

Ông Maduro và người tiền nhiệm của ông, Hugo Chávez, luôn được coi là đồng minh tự nhiên của ông Putin, nhưng mối quan hệ song phương đã được củng cố vào năm 2017 khi Nga tái cơ cấu nợ của Venezuela.

Nga cũng đã tham gia vào ngành công nghiệp năng lượng của nước này bằng cách đầu tư vào công ty dầu khí quốc gia của Venezuela, Petróleos de Venezuela, thông qua đối tác Nga, Rosneft.

Cuộc khủng hoảng kinh tế của Venezuela đã tạo nên mối quan hệ thương mại mạnh mẽ và Nga đã tăng gấp đôi số tiền đầu tư của mình.

Chính quyền Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Venezuela và Elliott Abrams, đại diện đặc biệt về Venezuela, cảnh báo tuần trước rằng "người Nga có thể sớm thấy rằng sự hỗ trợ liên tục của họ đối với ông Maduro sẽ không còn không phải trả giá nữa".

Theo The Hill, nhưng việc ông Putin bất chấp các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và việc Venezuela thiếu các lựa chọn đã khiến Nga ở vị trí nắm quyền chỉ huy.

Michael McCarthy, giáo sư tại Trường Elliott về Quan hệ quốc tế thuộc Đại học George Washington, Đại học George Washington, nói: "Họ đang ở trong một vị trí mà họ có thể hành động tự do. [Nga] có thể nhận mà không cần đưa ra bất cứ điều gì ngay lúc này".

Tuy nhiên, McCarthy cảnh báo việc cường điệu hóa "mức độ mà Nga sẵn sàng hành động cho ông Maduro".

Ngoại trưởng Nga Vladimir Lavrov đã đến thăm Venezuela vào tuần trước khi Guaidó đi thăm Hoa Kỳ, động thái nhằm thúc đẩy mối quan hệ chính trị và thương mại Nga-Venezuela.

Tuy nhiên, một số nhà lập pháp Mỹ tin rằng mối quan hệ này dựa trên một khoản đầu tư kém hiệu quả và Nga cần phải thu lại khoản lỗ của mình.

"Nga đang nợ rất nhiều tiền và tôi nghĩ rằng họ chỉ ở đó để rút tiền vì năm ngoái tôi nghĩ họ đã lấy 1,8 tỷ USD từ Venezuela", Sires nói.

Thảm họa kinh tế Venezuela, Sires lập luận, có thể được sử dụng như đòn bẩy của Hoa Kỳ đối phó với Nga và các đồng minh nước ngoài khác của Venezuela.

Nhưng không phải tất cả các nhà lập pháp Mỹ đều chia sẻ quan điểm đó.

Nghị sĩ Dân chủ Darren Soto, người cũng có mặt trong cuộc gặp với bà Pelosi và ông Guaidó, đã hạ thấp nhu cầu đối phó với ảnh hưởng của Nga ở Venezuela.

"Rõ ràng có sự hiện diện của Nga ở Miraflores, trong dinh tổng thống. Họ không phải là đồng minh của chúng tôi, nhưng họ không phải là kẻ thù của chúng tôi và chúng tôi sẽ không ngăn họ khỏi có một số ảnh hưởng bởi vì họ đi đến nơi chúng tôi không đi"- Soto nói.

"Nơi chúng tôi có thể hữu ích là bằng cách đảm bảo rằng chúng tôi xây dựng liên minh với châu Âu và các nền dân chủ ở Nam Mỹ bởi vì đó cũng là lợi ích tốt nhất của họ để có được sự văn minh", ông nói thêm.

An Bình

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/chinh-truong-my-nong-voi-suc-manh-nga-tai-venezuela-20200212145012312.htm