Chính trị biến động bất thường, Thái Lan tạm hoãn gia nhập TPP

Theo báo Nikkei, Bộ trưởng các nước thành viên của TPP đã có kế hoạch bàn về việc đưa Thái Lan gia nhập vào TPP bởi nhóm này muốn mở rộng quy mô thành viên.

Ảnh: Nikkei

Chính phủ các nước thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã trì hoãn các cuộc đàm phán về việc Thái Lan gia nhập khối thương mại này, nguyên nhân chính do chính trị Thái Lan có nhiều biến động.

Theo báo Nikkei, Bộ trưởng các nước thành viên của TPP đã có kế hoạch bàn về việc đưa Thái Lan gia nhập vào TPP bởi nhóm này muốn mở rộng quy mô thành viên. Bộ trưởng Nhật phụ trách về TPP, ông Yasutoshi Nishimura, đã từng công bố vế kế hoạch hỗ trợ Thái Lan và Anh gia nhập TPP.

Ông Nishimura nhấn mạnh: “Tôi có kế hoạch cung cấp cho cả hai nước những thông tin cần thiết”. Các Bộ trưởng thuộc TPP cũng ra tuyên bố chung nói rằng họ chào đón các nước khác gia nhập khối.

Việc Thái Lan gia nhập TPP cũng được kỳ vọng sẽ được bàn đến trong lần đối thoại gần nhất. Tuy nhiên phía Thái Lan đã trì hoãn trong bối cảnh bất ổn chính trị leo thang. Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak, người từng đứng đầu hoạt động đàm phán về TPP, đã từ chức trong tháng trước bởi sức ép chính trị quá lớn, ngoài ra nhiều Bộ trưởng Kinh tế khác cũng đã từ chức.

Chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã thông báo về đội ngũ quan chức kinh tế mới trong nỗ lực cải tổ nội các. Ngoài ra, ủy ban thuộc nghị viện Thái Lan nghiên cứu về TPP cũng nói thêm rằng họ cần thêm thời gian để cân nhắc về lợi ích của việc gia nhập TPP, ngoài ra, họ cũng chưa sắp xếp được bởi cuộc gặp của Bộ trưởng các nước thành viên thuộc TPP trùng với một số lịch khác của phía Thái Lan.

Chính phủ một số nước thành viên TPP bao gồm Chile, Brunei, Malaysia và Peru đã trì hoãn phê chuẩn hiệp định này khi mà chính phủ của họ ưu tiên việc ngăn dịch Covid-19 trước.

Bộ trưởng các nước đã đồng thuận thành lập ra một cơ quan chuyên trách phát triển kinh tế số. Cơ quan này sẽ xem xét đến việc áp dụng quy định của TPP trong những lĩnh vực như chuyển giao dữ liệu và một số hoạt động kinh doanh số khác.

Công nghệ số giờ đây giữ vai trò quan trọng trong xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, theo tuyên bố từ cuộc gặp.

Xét đến chuỗi cung ứng, các nước thành viên đồng thuận hướng đến tránh các hạn chế thương mại không công bằng. Các nước thành viên sẽ tăng cường hợp tác thông qua trao đổi ý kiến với chuyên gia.

Trong trường hợp Nhật bản, Nhật đã có ký kết thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ dù rằng Tokyo vẫn được đảm bảo cho thị trường nội địa với các sản phẩm thịt bò và một số loại sản phẩm khác. Khi được hỏi về tình hình hiện tại, ông Nishimura khẳng định rằng vấn đề sẽ được bàn đến ở thời điểm phù hợp.

Trong thời điểm đại dịch Covid-19, các nước thành viên TPP đã rất cố gắng để ngăn tình trạng bảo hộ dâng cao.

Vào tháng 3/2020, theo thông tin từ báo Nikkei, Nhật Bản sẽ cố gắng mở rộng số lượng các nước tham gia Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ví như Thái Lan, Indonesia hay Philippines. Động lực chính khiến Nhật làm điều này chính là dịch cúm corona cho thấy rủi ro của việc chuỗi cung ứng phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Nước đầu tiên được phía Nhật nhắm đến là Thái Lan, trung tâm sản xuất của nhiều hãng xe Nhật. Thái Lan nhiều khả năng sẽ công bố ý định gia nhập TPP từ đầu tháng 4/2020.

Các cuộc đàm phán sẽ chính thức bắt đầu từ tháng 8/2020 khi mà 11 thành viên hiện tại của TPP bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam có cuộc họp cấp bộ trưởng tại Mexico.

Nhật đã bắt đầu chuẩn bị cho việc này bằng cách cử nhà đàm phán cao cấp đến Thái Lan. Nhật sẽ làm chủ tịch TPP trong năm 2021 khi đó các cuộc đối thoại sẽ ở cấp độ cao.

Các nước thành viên TPP cũng đang nhận ra rằng việc đa dạng hóa sản xuất đang ngày một quan trọng hơn.

Khi mà các nhà máy tại Trung Quốc bị bắt buộc phải đóng cửa bởi dịch lan ra ngoài khu vực tâm dịch Vũ Hán, hoạt động sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia tại Vũ Hán bị gián đoạn. Hãng xe ô tô Nhật Nissan đã buộc phải ngừng sản xuất do thiếu phụ tùng xe từ Trung Quốc. Đồng thời hãng sản xuất thiết bị xây dựng Komatsu đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Nhật và Việt Nam.

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: https://bizlive.vn//thoi-su-the-gioi/chinh-tri-bien-dong-bat-thuong-thai-lan-tam-hoan-gia-nhap-tpp-3549772.html