Chính sách cử tuyển chưa phát huy hiệu quả

Cử tuyển là chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi dân tộc, góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

7 năm trước, Lù A Hử trúng tuyển trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội theo diện cử tuyển. Điều đáng nói là mặc dù trúng tuyển nhưng Hử cũng không biết mình sẽ học gì? Làm gì? Do vậy khi ra trường cũng khó khăn trong tìm kiếm việc làm.

Anh Lù A Hử, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái

Sau một kỳ dự bị thì thì em được lựa chọn vào chuyên ngành cầu đường bộ của trường đại học giao thông vận tải. Khi vào học em cũng không biêt là học cái gì. Sau này mình sẽ làm gì và sau 6 năm em cố gắng học trường giao thông vận tải về đã được hơn năm rồi nhưng chưa được bố trí việc làm.

Đây cũng là một thực tế đáng buồn khi không ít học sinh cử tuyển tốt nghiệp đại học không có việc làm.

Anh Chang A Sàng, xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái

vừa tốt nghiệp mình cũng chờ đợi rồi mất niềm tin dần. Mình cũng đã nộp hồ sơ đi nơi khác để xin việc nhưng ngành mình học thì không xin được việc ở các cơ quan khác ngoài nhà nước.

Ông Vàng A Dờ, Bí thư Đảng ủy xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái

Những năm trước cho học sinh đi cử tuyển còn bố trí được việc làm, nhưng mấy năm nay không bố trí được việc làm, giờ huyện, tỉnh bố trí đi cử tuyển rồi thì cần có việc làm cho họ, vì các em toàn là hộ nghèo, mà học xong rồi ra trường lại không có việc làm, như thế rất thiệt thòi cho các em. Ở địa phương nhiều em đi học mà không bố trí được việc làm, chỉ biết chờ thôi

Chính sách cử tuyển thể hiện sự ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đây cũng cũng là tiền đề để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, song chính sách này lại chưa phát huy được hiệu quả. Giai đoạn 2011 – 2017 có gần 8.700 học sinh học cử tuyển. Trong đó, có hơn 4.500 học sinh đã tốt nghiêp và chỉ mới bố trí được việc làm cho hơn 1.660 người (đạt tỷ lệ 36,15%). Do vậy cần phải có sự điều chỉnh trong chính sách này

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban dân tộc Đỗ Văn Chiến

Cử tuyển đối với những ngành nghề với những dân tộc dưới 1% ví dụ như dân tộc mông trên 1 triệu người nhưng tỉ lệ tốt nghiệp đại học 0,4%, thứ 2 là 16 dân tộc rất ít người và 3 dân tộc chưa có người học đại học mà cử tuyển qua dự bị không cử tuyển như bây giờ. Như bây giờ học xong cử tuyển thi điểm rất thấp nhưng mà gọi thẳng vào học đại học thì không thể theo kịp được.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo: Do vậy chúng tôi có làm việc với ủy ban dân tộc rà soát để tư vấn tham ưu cho chính phủ và các địa phương là phải cử những người mà thực sự gắn với đầu ra và nghiên cứu mô hình như trường phổ thông dân tộc nội trú ở tây bắc có thể liên tỉnh 3, 4 tỉnh một vùn thật tốt để những người ấy ra trường thực sự là hạt giống ra có thể phục vụ cho các địa phương.

Để khắc phục tồn tại, Bộ GD&ĐT đã có khảo sát và cho thấy, những vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn thiếu cán bộ có chất lượng, rất cần chính sách cử tuyển. Vì vậy, chính sách này phải được thực hiện theo hướng thực chất, gắn trách nhiệm bố trí việc làm của cơ quan, đơn vị cử người đi học và có chính sách mới nâng cao chất lượng học tập của đối tượng cử tuyển.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/chinh-sach-cu-tuyen-chua-phat-huy-hieu-qua