Chính giới Mỹ quá mệt mỏi vì thiết kế trừng phạt Nga!

Chính giới Mỹ mệt mỏi vì thiết kế biện pháp trừng phạt Nga, chứng tỏ sự nguy hại khi Putin đưa Nga từ trong túi Mỹ lên lưng Mỹ...

Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã khiến cho cả lực lượng đối nghịch và lực lượng phản nghịch phải thất vọng khi tập trung vào hoàn thiện thể chế cho nhà nước Nga. Có thể khẳng định đây là quyết định "cắt lưới trừng phạt" cực kỳ chuẩn xác của Putin.

Bởi việc hoàn thiện thể chế - nhất là hệ thống luật pháp - đã biến những lãnh đạo đối lập Nga hoặc trở thành những nhân vật bất đồng chính kiến, hoặc tội phạm hình sự, từ đó làm mất đi hình ảnh những lãnh đạo tiềm năng của đất nước.

Kết cục là phe đối lập Nga chỉ giúp cho đời sống chính trị Nga thêm sôi động và khi Tổng thống Putin tranh cử với tư cách ứng viên độc lập mà vẫn chiến thắng vang dội, cho thấy phe đối lập Nga chỉ còn là bèo bọt. Ước vọng Mỹ tan biến.

Tổng thống Putin biến lực lượng đối lập Nga thành bèo bọt

Tổng thống Putin biến lực lượng đối lập Nga thành bèo bọt

Không những vậy, nhà lãnh đạo Nga còn tạo "hiệu ứng vượt không gian", biến nước Nga thời Putin trở thành thực thể chính trị duy nhất cho đến nay tác động tới cả tình hình chính trị lẫn tình hình nội trị của nước Mỹ, mà Washington phải bó tay.

Thật trớ trêu khi chính giới tinh hoa nước Mỹ lại cáo buộc Trump thắng cử là nhờ có sự giúp sức của Putin. Dù cả Trump và Putin đều phủ nhận, song không thể phủ nhận điều đó đã chứng minh về mặt chính trị, trừng phạt Nga đã thất bại.

Về kinh tế. Washington chọn kinh tế hóa chính trị nên trừng phạt-cấm vận kinh tế luôn là trọng tâm của mọi biện pháp trừng phạt Nga, và việc thiết kế trừng phạt nhiều tầng nấc buộc Putin phải lựa chọn: nhượng bộ hoặc để nước Nga sụp đổ.

Tuy nhiên, cho đến nay Washington hoàn toàn bị bất ngờ bởi nhãn quan kinh tế của cựu điệp viên KGB Vladimir Putin khi cắt lưới cấm vận bao quanh nước Nga, giúp kinh tế Nga giành được nhiểu thành quả và thách thức Mỹ ngay trong thời cấm vận.

Có thể thấy, áp cấm vận, Mỹ muốn biến đồng ruble thành tờ giấy lộn, buộc Moscow phải sử dụng đồng đô la để cứu đồng ruble. Song Putin lại quyết định áp dụng chính sách giúp tăng sức mua của đồng ruble, qua đó làm tăng lợi suất cho đồng nội tệ.

Quyết định này là cực kỳ sáng suốt của người đứng đầu điện Kremlin. Bởi nó giúp kinh tế Nga giảm phụ thuộc vào USD và cơ chế tài chính Mỹ, giúp tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp Nga, tạo ra sức hút với giới đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

Khi Mỹ áp cấm vận Nga, giá dầu thô giảm kỷ lục. Đây được xem là cơ hội cho giới tài phiệt Mỹ dùng công cụ "giá dầu thô" để hạ gục Nga. Tuy nhiên, một mặt Nga cơ cấu lại nền kinh tế, một mặt tham gia kiến tạo "cơ chế trong-ngoài OPEC".

Nếu như tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm phụ thuộc vào dầu thô đã giúp kinh tế Nga giảm thiểu những rung lắc từ bên trong, thì "cơ chế trong-ngoài OPEC" giúp kinh tế Nga giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực bởi tác động từ bên ngoài.

Putin dùng đồng ruble để tạo xu thế rời bỏ đồng đô la Mỹ

Như vậy, Putin đã hóa giải thành công tác hại từ trừng phạt của Mỹ đối với ngành tài chính và ngành năng lượng Nga - hai trụ cột của nền kinh tế Nga. Đặc biệt trong khi hóa giải, Putin còn cho Mỹ lĩnh "đòn hồi mã thương" đầy nguy hiểm.

Đó là khi đồng ruble được tạo công lực đã phôi thai xu hướng rời bỏ đồng đô la và cơ chế tài chính Mỹ, còn kiến tạo cơ chế trong-ngoài OPEC chẳng khác nào giật công cụ đa năng "giá dầu thô" khỏi tay người Mỹ, mà thường gây hại cho Nga.

Cuối cùng, người đứng đầu Điện Kremin đã đóng dấu "triều đại Putin" bằng việc xây dựng nền kinh tế phục vụ "6 trong 1", qua đó biến hiệu ứng từ trừng phạt-cấm vận thành một trong những động lực thúc đẩy phát triển của kinh tế Nga.

Có thể khẳng định, cho đến lúc này, Mỹ đã không thành công trong trừng phạt-cấm vận kinh tế Nga, mà việc chính giới Mỹ phải miệt mài và liên tục thiết kế hệ thống các biện pháp trừng phạt mới đã chứng minh cho điều đó.

Về quân sự. Dù không có hành động quân sự trong trừng phạt Nga, song các biện pháp trừng phạt Mỹ thiết kế đều hướng tới làm cho nền quốc phòng Nga suy giảm, quân đội Nga suy kiệt, khiến Nga thất thế trong cuộc đối trọng với Mỹ-NATO.

Washington tiếp tục chính sách gây xung đột, buộc Moscow phải "công không được thủ", buộc quân đội Nga phải căng mình ra đối phó trên các mặt trận, trong khi thiếu nguồn lực từ một nền kinh tế bị cấm vận, sẽ khiến quân đội Nga suy kiệt.

Tuy nhiên, Putin đã "té nước theo Washington", cho áp dụng sách lược "công không thèm thủ", qua việc tiến hành hàng trăm cuộc tập trận mỗi năm, khiến Mỹ-NATO đã phải liên tục chạy theo, rồi dần rơi vào thế bị động trước Nga lúc nào không biết.

Không những vậy, tận dụng việc đối phương rơi vào mê hồn trận, Putin đã hoàn thiện Học thuyết quân sự mới của Nga, với những tư duy chiến thuật-chiến lược mới và kỹ thuật hiện đại, mà khi trình làng đã khiến Washington và đồng minh phải đứng hình.

Học thuyết quân sự mới của Putin đã đưa Mỹ-NATO vào mê hồn trận

Việc Mỹ quyết ngăn Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 dù Ankara khẳng định S-400 vô hại với kỹ thuật quân sự của Mỹ-NATO, thế nhưng Washington vẫn không tin, chứng tỏ Mỹ đã hoảng loạn với Học thuyết quân sự của Putin.

Mức độ nguy hại của Học thuyết quân sự Putin còn thể hiện qua việc các đồng minh của Mỹ bị mê hoặc bởi chính sách quốc phòng hiệu quả của Nga, khi chí phí quân sự của Nga chỉ bắng 1/11 của Mỹ, nên đã tăng cường hợp tác quân sự với Nga.

Để hạn chế tác hại, Dư luật Graham-Menendez đã có quy định ngăn Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi NATO, đảm bảo Mỹ luôn phải sát cánh với các đồng minh để đối mặt với mối đe dọa từ việc Putin hồi sinh sức mạnh Nga.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/chinh-gioi-my-qua-met-moi-vi-thiet-ke-trung-phat-nga-3377909/