Chiêu thức sinh tồn cực độc của loạt động vật quý hiếm

Để tồn tại trong môi trường sống khắc nghiệt, các loài động vật phải tự nâng cao khả năng của mình, những loài động vật quý hiếm sau đây đã có những chiêu thức biến thân vô cùng đặc sắc.

Sói bờm là loài động vật quý hiếm với bộ lông màu nâu đỏ cho tới vàng cam cùng với những chiếc chân dài và đen và một bộ bờm đen đặc trưng. Nó có đôi tai dựng đứng, lông dài hơn với một chút trắng ở chót đuôi và ở gần cổ họng. Bộ bờm cứng được sử dụng để phô trương dáng vóc của con thú khi nó bị đe dọa hoặc khi nó dùng để "phô trương thanh thế" với kẻ địch.

Chồn bay Sunda sống trong các tán rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Chân và tay của chúng cũng biến đổi để thích nghi với việc leo trèo, kiếm thức ăn trên cây. Tứ chi của nó hoàn toàn vô dụng di rơi xuống mặt đất. Nếu con nào không may bị rơi xuống thì số phận của chúng đồng nghĩa với việc chết chóc. Mặc dù tên của nó là chồn bay nhưng trên thực tế, nó không thể bay được.

Linh dương Gerenuk là một trong những động vật quý hiếm có khả năng thích nghi với cuộc sống tuyệt vời. Chúng có chiếc cổ dài, tứ chi khẳng khiu. Chính vì vậy, chúng có thể đứng thẳng bằng hai chân sau và ăn những chiếc lá cây acacia (giống cây keo) ở trên cao tại các hoang mạc châu Phi.

Cá heo Irrawaddy sống chủ yếu ở vùng bờ biển Đông Nam Á, vùng vịnh Bengal, Ấn Độ. Trong những năm qua, loài này đã tạo dựng được mối "quan hệ" thân thiết với người dân chài địa phương. Chúng thường dẫn dụ các đàn cá đến lưới và ăn những con cá nhỏ hay chưa sa lưới của ngư dân trước khi chúng được kéo lên. Đây được coi là loài động vật thông minh và giúp con người đánh bắt cá vô cùng hữu dụng.

Hươu tóc búi sống ở Trung Quốc có đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với các loài hươu khác. Cụ thể, chúng có những chiếc răng nanh dài đến mức thò cả ra khỏi miệng trông vô cùng đáng sợ. Những chiếc răng nanh này được chúng dùng để chiến đấu khi gặp kẻ thù. Điểm đặc biệt nữa ở loài hươu này là chúng xơi cả xác động vật chết. Đó là một hành động cực hiếm trong họ hàng nhà hươu.

Sâu Cyphonia clavata có điểm đặc biệt là có thêm một phần thừa hình con kiến trên lưng. Phần thừa trên cơ thể này khiến kẻ thù của chúng chán nản mà bỏ đi. Cũng nhờ đó mà khả năng thích ứng với môi trường khắc nghiệt của chúng tốt hơn. Loài sâu trên lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1788. Khi đó, nhà côn trùng học người ĐứcCaspar Stroll đã phát hiện ra chúng trong các khu rừng nhiệt đới ở Trung Mỹ.

Hươu đỏ sống chủ yếu ở Nam Á. Loài vật này mang một số đặc điểm không thể tìm thấy ở những loài hươu khác. Khi gặp nguy hiểm, nó phát ra tiếng kêu như tiếng sủa ngắn, chói tai để cảnh báo những con khác trong đàn. Thêm vào đó, chúng có một chiếc răng nanh nhỏ và thường dùng nó trong mùa giao phối để đánh nhau, tranh giành bạn tình. Chiếc sừng của chúng cũng đặc biệt hơn so với những loài khác.

Chim dẻ quạt hoàng gia Amazon bkhas nổi tiếng khi có cả hai giống đực và cái bởi nhiều loài chim chỉ có một giới hay chỉ có loài cái mới có bộ lông sắc sặc sỡ như vậy. Loài chim dẻ quạt hoàng gia Amazon có một đám lông lớn, hình dẻ quạt màu sắc sặc sỡ , thu hút sự chú ý của mọi người. Những con cái thường có lông màu vàng trong khi loài đực có lông màu đỏ cam.

Kiến lưỡi câu sống ở công viên hoàng gia Virachey, Campuchia. loài vật cực hiếm và độc này có phần cơ thể đặc biệt hình lưỡi câu ở trên lưng. Nó có nhiệm vụ như là một thứ vũ khí dùng để chống lại kẻ thù. Loài vật này thường sống theo đàn để không động vật ăn thịt nào có cơ hội tiêu diệt từng cá thể đơn lẻ trong số chúng.

Kỳ nhông ET (hay còn gọi là kỳ nhông ngoài hành tinh) sống ở vùng rừng nhiệt đới Ecuador. Chúng được đặt tên như vậy vì nó có nhiều điểm tương đồng với nhân vật ngoài hành tinh xuất hiện trong một bộ phim được công chiếu vào năm1982. Loài vật này có đặc điểm vô cùng kỳ lạ không có phổi. Chúng hô hấp qua da và hấp thụ oxy trực tiếp từ môi trường.

Mời quý vị xem video: Tan chảy trước hình ảnh động vật nhỏ bé đáng yêu

Lưu Thoa (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/chieu-thuc-sinh-ton-cuc-doc-cua-loat-dong-vat-quy-hiem-1136133.html