Chiến tranh Việt Nam và cái kết của 11 tướng Mỹ

Chiến tranh Việt Nam, có lẽ là cuộc chiến có số tướng Mỹ bỏ mạng nhiều nhất và nguyên nhân cái chết của họ cũng kỳ bí như cách cuộc chiến này bắt đầu.

Chuẩn tướng Alfred Judson Force Moody - Phó chỉ huy trưởng Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 thuộc Lục quân Mỹ, là tướng Mỹ đầu tiên tử vong trong Chiến tranh Việt Nam vào 19/3/1967 ở tuổi 49 vì đau tim chỉ muồn tuần sau khi ông này tới miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Virtual.

Chuẩn tướng Alfred Judson Force Moody - Phó chỉ huy trưởng Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 thuộc Lục quân Mỹ, là tướng Mỹ đầu tiên tử vong trong Chiến tranh Việt Nam vào 19/3/1967 ở tuổi 49 vì đau tim chỉ muồn tuần sau khi ông này tới miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Virtual.

Tướng không quân Wiliam Crumm, Chỉ huy trưởng Sư đoàn không quân số 3 của Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược thuộc Không quân Mỹ. Nguyên nhân cái chết của Tướng Crumm khá khó hiểu khi chiếc B-52 của ông và chạm với một chiếc B-52 khác ở cửa sông Cửu Long vào 7/7/1967. Nguồn ảnh: Wiki.

Đây là trường hợp tướng Mỹ đầu tiên tử vong khi thực hiện nhiệm vụ trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Ngoài William, còn có 5 phi hành đoàn khác thiệt mạng. Điều đáng nói là thi thể của ông không bao giờ được tìm thấy. Nguồn ảnh: Peter.

Thiếu tướng Bruno Hochmuth, chỉ huy trưởng Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 3 tử vong vào trưa ngày 14/11/1967 khi chiếc trực thăng UH-1 của ông này trên đường bay từ Huế về Hội An đã phát nổ trên không. Nguồn ảnh: Wiki.

Phía Quân Giải phóng tuyên bố đã bắn hạ trực thăng này trong khi đó phía Mỹ phủ nhận, khăng khăng đổ cho lỗi kỹ thuật mặc dù khó có lỗi nào khiến một chiếc trực thăng nổ tung trên không được. Bruno Hochmuth là tướng duy nhất của Thủy quân Lục chiến Mỹ tử vong ngoài mặt trận. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thiếu tướng Robert F. Worley - Phó chỉ huy trưởng Tập đoàn quân số 7 thuộc lực lượng Không quân Mỹ tử vong ngày 23/7/1968 trong một nhiệm vụ bay trinh sát. Nguồn ảnh: Wiki.

Chiếc phi cơ F-4 của ông này được cho là bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không của Quân giải phóng, nhưng Robert F. Worley nhất quyết không nhảy dù dù phi công bay cùng ông đã nhảy ra trước đó. Kết quả chiếc F-4 trên phát nổ trên bầu trờ ngoài khơi vùng biển Thừa Thiên. Sau cái chết của Tướng Worley, Bộ Tổng tham mưu Mỹ đã cấm các sĩ quan cao cấp của Không quân Mỹ tham gia bay chiến đấu. Nguồn ảnh: Wiki.

Thiếu tướng Keith L. Ware, Chỉ huy trưởng Sư đoàn Bộ binh 1 Lục quân Mỹ từ vong vào 13:13 ngày 13/9/1968 khi trực thăng UH-1 của ông bị bắn hạ gần Lộc Ninh. Nguồn ảnh: Veterans.

Chuẩn tướng Charles J. Girard - Tư lệnh trưởng bộ tư lệnh chỉ huy viện trợ quân sự cho chính quyền ngụy Sài Gòn, đột ngột qua đời ngày 17/1/1970 ở tuổi 52. Ông là một trong những tướng Mỹ có cấp hàm cao nhất qua đời trong cuộc chiến tranh này. Nguồn ảnh: Home.

Tướng William R. Bond - Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 199 bộ binh nhẹ Mỹ, qua đời ngày 1/4/1970 tại tỉnh Bình Tuy cũ. Nguyên nhân tử vong của ông được xác định là do một lính bắn tỉa phía Quân Giải phóng đã bắn một phát chí tử vào giữa ngực Bond ngay khi ông này vừa bước chân xuống trực thăng. Nguồn ảnh: Vietnamvet.

Thiếu tướng John A. B. Dillard, Tư lệnh trưởng Bộ tư lệnh Công binh thuộc quân đội Mỹ, tử vong ngày 12/5/1970 khi đang bay trên một trực thăng UH-1. Trực thăng của ông được cho là bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không của Quân Giải phóng, rơi cách Pleiku 14 km về phía tây. Nguồn ảnh: Vietnamwar.

Thiếu tướng George W. Casey Sr., chỉ huy trưởng Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 thuộc quân đội Mỹ, tử vong ngày 7/7/1070 khi ông đang bay trên trực thăng UH-1 đi thăm các quân nhân Mỹ nằm viện. Nguyên nhân tử vong do trực thăng của Casey đã đâm vào sườn núi thuộc tỉnh Tuyên Đức cũ. Nguồn ảnh: Wiki.

Chuẩn đô đôc Rembrandt Robinson, chỉ huy trưởng hải đoàn 11 các tàu tuần dương và khu trục hạm của Mỹ ngoài biển Đông. Ngày 8/5/1972, trực thăng SH-3 của ông đã gặp tai nạn sau khi di chuyển từ tàu USS Coral Sea về tàu Providence sau một cuộc họp giao ban. Nguồn ảnh: Wiki.

Cuối cùng là chuẩn tướng Richard J. Tallman, Phó tư lệnh vùng 3 chiến thuật yểm trợ hỏa lực. Tử vong ngày 9/7/1072 tại Sài Gòn do bị thương nặng sau khi bị dính pháo kích của chính quân Mỹ do bắn nhầm. Ngoài ra, còn có nhiều sĩ quan cấp tá khác của Mỹ sau khi tử trận trên chiến trường miền Nam Việt Nam được phong vượt lên cấp tướng. Nguồn ảnh: Virtual.

Mời độc giả xem Video: Tướng Westmoreland của Mỹ tới Việt Nam năm 1965. Nguồn: CriticalPast.

Nhật Vi

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-tranh-viet-nam-va-cai-ket-cua-11-tuong-my-992117.html