Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cà phê chưa lo

Chia sẻ tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 3: 'Khơi nguồn nông sản Việt', ông Nguyễn Xuân Thành – Trường Đại học Fullbright Việt Nam cho biết, ngành cà phê, hồ tiêu của Việt Nam chưa và ít chịu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, trong khi thủy sản, chế biến thức ăn chăn nuôi có thể tìm thấy nhiều cơ hội.

Tại Diễn đàn, là nông dân kinh doanh cà phê, hồ tiêu, lãi 5 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí, nông dân Ngô Văn Tiên, xã Nam Giang, huyện Đắc Đoa, tỉnh Gia Lai băn khoăn: "Qua theo dõi trên đài, báo gần đây, nông dân chúng tôi được biết, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang và có khả năng tác động đến hoạt động thương mại toàn cầu. Với riêng nước ta, những điều này sẽ có tác động thế nào tới XK nông sản? Trong đó, ngành cà phê, hồ tiêu của chúng tôi có bị ảnh hưởng nặng nề không? Nông dân chung tôi cần phải làm gì để được hưởng lợi trong cuộc chiến này?".

Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Nguyễn Xuân Thành, đến từ Đại học Fubright Việt Nam cho hay, sau những tháng đầu năm âm ỉ, cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ và Trung Quốc nổ ra hồi đầu tháng 7, khi Hoa Kỳ áp thêm mức thuế 25% với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đến tháng 8 là thêm 16 tỷ USD chịu thuế suất 25% và tháng 9/2018 là thêm 200 tỷ USD chịu thuế suất 10%.

Theo ông Thành, cà phê ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: I.T.

Theo ông Thành, cà phê ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: I.T.

Cho đến nay, tổng giá trị hàng hóa chịu thuế trừng phạt đã chiếm gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ, đạt khoảng 250 tỷ USD. Trong đó, phải đến đợt thứ 3, thì Hoa Kỳ mới tập trung đánh thuế các sản phẩm nông sản từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ, trong đó, có các sản phẩm thủy sản, rau quả, thực phẩm chế biến. Trong cả gói 200 tỷ USD đợt 3, thì tổng số nông, thủy sản của Trung Quốc XK sang Hoa Kỳ chỉ 5,3 tỷ USD, chiếm 2,7%.

Cũng theo ông Thành, trong gói 3 đợt vừa rồi cà phê, hồ tiêu không có trong danh mục trừng phạt. Thực tế, Trung Quốc không phải là quốc gia sản xuất các sản phẩm này. “Trong cả 3 đợt trừng phạt vừa qua, cà phê và hồ tiêu không chịu tác động của cuộc chiến tranh thương mại”, ông Thành nói.

Tuy nhiên, ông Thành cũng không loại trừ khả năng có thể xảy ra đó là sự leo thang tiếp theo của chiến tranh thương mại.

Và nếu như nó xảy ra, nếu như Hoa Kỳ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận tới đây. Chính quyền của Tổng thống Trump tiếp tục leo thang như đe dọa đánh tiếp lên số hàng còn lại của Trung Quốc XK sang Hoa Kỳ vào 2019. Như vậy, toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc XK sang Hoa Kỳ sẽ chịu thuế trừng phạt. Khi đó sẽ có bao gồm hồ tiêu và cà phê.

Tuy nhiên, ông Thành nhắc lại, cà phê và hồ tiêu Trung Quốc không sản xuất nhiều nhưng Trung Quốc có chế biến. Rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam xuất nguyên liệu thô sang Trung Quốc để chế biến. Như vậy, nếu và chính quyền của Tổng thống Trump tiếp tục leo thang thì các ngành nông sản xuất sang Trung Quốc chế biến sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Do vậy, chế biến ở các quốc gia khác trong đó có Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn, trong đó có cà phê và hồ tiêu.

Ở khía cạnh ngược lại, Trung Quốc trả đũa lại Hoa Kỳ thì như thế nào? Theo ông Thành, trong 3 gói trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc thì nông sản không phải là vấn đề trọng tâm. Tuy nhiên, ngược lại Trung Quốc lại trả đũa và tập trung vào rất nhiều sản phẩm nông sản của Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc trả đũa là có tính chiến lược, khoảng 20 tỷ USD tổng hàng nông sản của Hoa Kỳ xuất hàng năm sang Trung Quốc đều bị Trung Quốc áp thuế.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách tập trung vào nông sản của Hoa Kỳ sang nước này. Đậu nành là mảng nông sản chịu tác động nhất mà Trung Quốc đã trả đũa ngay trong đợt đầu. Trong khoảng 20 tỷ USD nông sản Hoa Kỳ xuất sang Trung Quốc năm 2017, đậu nành có giá trị kim ngạch 12,7 tỷ USD, chiếm 63%. Thịt heo nhập khẩu từ Hoa Kỳ cũng đã bị Trung Quốc áp thuế với mức thuế suất lên trên 70%. Trong đợt 3, 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ mà Trung Quốc áp thuế 5% đến 10%, nông dân quan trọng là bột ca cao và rau quả đông lạnh.

Việc này, cũng không liên quan đến hồ tiêu và cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, ông Thành cho hay, khi Trung Quốc áp thuế lên sản phẩm Hoa Kỳ khiến giá các sản phẩm này tại thị trường Trung Quốc. Điều này gây áp lực tăng giá các sản phẩm của các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

“Tôi có trao đổi với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư của châu Âu, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, giá nông sản trên thị trường Trung Quốc sẽ gia tăng, sẽ ảnh hưởng đến giá nông sản Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn gia súc trong nước, họ kỳ vọng lợi nhuận sẽ gia tăng vì giá sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn về và người tiêu dùng nội địa sẽ là người chịu tác động”, ông Thành cho biết thêm.

Ông Thành cho hay, trong thương mại quốc tế, nông sản luôn là nhóm hàng nhạy cảm vì ảnh hưởng đến nông nghiệp nông dân, nông thôn. Trong đợt 1 và 2, hàng nông sản không xuất hiện trong danh mục đánh thuế trừng phạt của Hoa Kỳ. Trong đợt 3, 200 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc bị Hoa Kỳ đánh thuế thêm 10% vào đợt 3, nông sản, thủy sản và lương thực thực phẩm chế biến chỉ có giá trị 5,3 tỷ USD, chiếm 2,7%.

So với 200 tỉ USD hàng Trung Quốc, các sản phẩm tương tự mà Việt Nam cũng xuất sang Hoa Kỳ có giá trị khoảng 13 tỷ USD, trong đó, đồ gỗ nội thất chiếm 36,7%, va li túi xách chiếm 8,8% và nông thủy sản là 22,1%. Các doanh nghiệp Việt Nam XK các mặt hàng này sang Hoa Kỳ sẽ hưởng lợi, trong khi các doanh nghiệp sản xuất cho thị trường nội địa sẽ phải chịu cạnh tranh mạnh hơn từ hàng Trung Quốc nhập vào.

Đối với Việt Nam, khi thuế trừng phạt đợt 3 có hiệu lực, thì nông sản thủy sản là nhóm hàng quan trọng chịu tác động. Trong 13 tỷ USD tất cả các sản phẩm XK từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tương tự như hàng Trung Quốc chịu thuế suất 10%, nông sản và thủy sản có giá trị 2,9 tỷ USD, chiếm 22,1% chỉ đứng sau nội thất.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, trong 9 tháng tính từ đầu năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 352,61 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 42,44 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 9/2018 ước đạt 20.000 tấn, trị giá 57 triệu USD. Lượng xuất khẩu hạt tiêu 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 195.000 tấn và đạt kim ngạch 641 triệu USD, tăng 8% về khối lượng nhưng giảm 33,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Ông Thành cho hay, trong thương mại quốc tế, nông sản luôn là nhóm hàng nhạy cảm vì ảnh hưởng đến nông nghiệp nông dân, nông thôn. Trong đợt 1 và 2, hàng nông sản không xuất hiện trong danh mục đánh thuế trừng phạt của Hoa Kỳ. Trong 200 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc bị Hoa Kỳ đánh thuế thêm 10% vào đợt 3, nông sản, thủy sản và lương thực thực phẩm chế biến chỉ có giá trị 5,3 tỷ USD, chiếm 2,7%.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách tập trung vào nông sản của Hoa Kỳ sang nước này. Đậu nành là mảng nông sản chịu tác động nhất mà Trung Quốc đã trả đũa ngay trong đợt đầu. Trong khoảng 20 tỷ USD nông sản Hoa Kỳ xuất sang Trung Quốc năm 2017, đậu nành có giá trị kim ngạch 12,7 tỷ USD, chiếm 63%.

Thịt heo nhập khẩu từ Hoa Kỳ cũng đã bị Trung Quốc áp thuế với mức thuế suất lên trên 70%. Trong đợt 3, 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ mà Trung Quốc áp thuế 5% đến 10%, nông sản quan trọng là bột ca cao và rau quả đông lạnh.

Anh Thơ

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/nha-nong/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-thuy-san-loi-ca-phe-it-anh-huong-921208.html