Chiến tranh ở biên giới, biển Đông… được đưa vào chương trình lịch sử phổ thông mới?

Các cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây nam và biên giới phía Bắc, sự kiện Gạc Ma năm 1988, sự kiện hải chiến Hoàng Sa 1974 sẽ được đưa vào nội dung giáo dục lịch sử trong trường phổ thông.GS.TS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử phổ thông mới.

Cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc hay vùng biên giới Tây Nam và ở biển Đông là quá trình lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Và sắp tới đây sẽ được bổ sung trong chương trình Lịch sử phổ thông mới. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV THTT đã có cuộc trao đổi với GS Phạm Hồng Tung – Chủ biên chương trình môn Lịch sử phổ thông mới. Mời quý vị theo dõi

PV: Lời đầu tiên trân trọng cảm ơn tham gia phỏng vấn của THTT. Thưa GS được biết sắp tới chương trình Lịch sử phổ thông mới sẽ có nhiều thay đổi. Ông có thể nói rõ hơn về những thay đổi này?

Các cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây nam và biên giới phía Bắc, sự kiện Gạc Ma năm 1988, sự kiện hải chiến Hoàng Sa 1974. Và chúng tôi xác định bắt buộc phải đưa nội dung đó vào toàn bộ nội dung giáo dục lịch sử trong trường phổ thông. Nhưng khi đưa vào phải đảm bảo khách quan, trung thực, khoa học, tức là không được che giấu quá khứ phải giúp cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu đúng, đầy đủ về bản chất, ý nghĩa, vai trò của những sự kiện đó trong lịch sử dân tộc Việt Nam

PV: Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc trong SGK hiện tại còn hạn chế, trong chương trình mới, sự kiện này được đề cập như thế nào?

Ở cả cấp THCS và THPT, THCS thì đấy là nội dung thông sử của Việt Nam thời kỳ hiện đại tức là nằm trong chương trình lớp 9. Thế còn ở THPT là nội dung tiếp nối ngay sau trình bày về cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Cách làm như vậy để cho học sinh có cái nhìn tổng quát xuyên suốt , từ đó rút ra những bài học hữu ích về kinh nghiệm và quy luật đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc của cha ông ta.

PV: Việc giáo dục lịch sử về cuộc chiến này chính là cách để hóa giải lịch sử. Ông nghĩ sao về quan điểm này?

Câu chuyện của quá khứ, chúng ta học từ quá khứ những bài học kinh nghiệm nhưng phải khép quá khứ lại để hướng tới tương lai thì quá khứ đau thương đó như là hố sâu ngăn cách giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Bây giờ đừng tìm cách lấp cái hố đấy đi, bảo nó không có như thế là gian dối nhưng đừng tìm cách khơi nó sâu thêm, rộng them mà hãy tìm cách bắc qua cái hố đó, nhịp cầu hữu nghị về hợp tác thì đấy mới là bản chất giá trị nhân văn tiến bộ của giá trị lịch sử.

Xin chân thành cảm ơn ông

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/chien-tranh-o-bien-gioi-bien-dong-duoc-dua-vao-chuong-trinh-lich-su-pho-thong-moi