Chiến tranh Lạnh Mỹ - Trung sẽ dẫn thế giới tới đâu?

Trung Quốc đã trở thành đối thủ chính của Mỹ, vì vậy một cuộc chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường được xem như điều tất yếu.

Ngày nay rõ ràng Mỹ đang đánh mất vị thế siêu cường duy nhất, họ còn đối mặt nhiều vấn đề nội bộ rối ren. Còn Trung Quốc thì ngược lại khi đang đưa ra một hệ thống quan điểm bành trướng về tương lai của mình, thể hiện qua sự căng thẳng ngày càng tăng trong quan hệ với các nước láng giềng.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc phát triển thành một cuộc chiến tranh lạnh. Rõ ràng là có sự gia tăng áp lực của Trung Quốc đối với Đài Loan, nơi mà ở Bắc Kinh vẫn coi là thuộc chủ quyền của mình.

Hiện tại chính quyền Mỹ vẫn đang trang bị vũ khí cho Đài Bắc bất chấp sự phản đối liên tục từ Bắc Kinh. Tại Biển Hoa Đông và Hoa Nam, có những vụ đụng độ liên quan đến tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc.

Dưới áp lực từ Washington, các nhà sản xuất lớn đang chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc. Đáp lại, Bắc Kinh tuyên bố bác bỏ chủ nghĩa tư bản tín dụng và tài chính. Có một quá trình chuyển đổi sang hệ thống kinh tế nhà nước khép kín bao gồm các mảng của khu vực tư nhân.

Bắc Kinh đang lên kế hoạch làm sâu sắc thêm "sự hợp nhất dân sự - quân sự". Các công ty tư nhân được yêu cầu phải hành xử phù hợp với mục tiêu chính trị và tư tưởng của CHND Trung Hoa. Về bản chất, đây là sự huy động tiềm lực.

Kết quả là một hệ thống quan điểm mới đang được giới thiệu ở Trung Quốc. Chính sách đối ngoại thay đổi phù hợp với hệ tư tưởng. Do đó căng thẳng ngày càng tăng trong quan hệ với Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ.

Cuộc đụng độ vũ trang diễn ra trên khu vực biên giới giáp Ấn Độ cho thấy Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo hơn với các yêu sách chủ quyền của mình, và mục tiêu thu hồi Đài Loan của họ dĩ nhiên không bao giờ bị từ bỏ.

Mối quan hệ giữa hai siêu cường cũ - mới đã leo thang trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng đang nhanh chóng leo thang thành thảm họa. Cả hai cường quốc hiện đang có những vấn đề nội bộ lớn.

Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc dự báo sẽ diễn ra cực kỳ khó lường

Ở Mỹ đang có xung đột của giới tinh hoa, cuộc bầu cử tổng thống hiện nay đang công khai hướng tới xung đột dân sự. Dưới thời ông Trump, Washington đang rời bỏ vai trò "hiến binh thế giới". Nước Mỹ đang mất quyền bá chủ về ý thức hệ.

Nền dân chủ phương Tây làm nền tảng cho sự phát triển thành công của bất kỳ quốc gia nào đang thất bại. "Cuộc cách mạng đen", sự tiếp nối của các cuộc cách mạng màu mà chính Washington tổ chức trên khắp hành tinh có thể gây ra sự sụp đổ của các quốc gia quen thuộc với cả thế giới.

Trung Quốc cũng có những vấn đề riêng, họ cần bỏ vai trò “công xưởng thế giới” và phát triển tiêu thụ nội địa để tạo ra ở châu Á và trên khắp hành tinh vòng tròn các quốc gia vệ tinh của riêng mình, cũng như tìm ra công thức ảnh hưởng ý thức hệ đối với các quốc gia khác.

Tuy nhiên cán cân thương mại với Nhật Bản, châu Âu và xuất khẩu khổng lồ sang Mỹ không cho phép Bắc Kinh thực hiện những bước đi quyết liệt. Do đó, các nhà chức trách Trung Quốc phải đợi tình hình chín muồi.

Thách thức quan trọng nhất đối với Trung Quốc là một thỏa thuận chiến lược với Nga. Từ trước đến nay, liên minh chiến lược giữa Moskva và Bắc Kinh chỉ có trong các phóng sự truyền hình của Nga.

Trung Quốc không muốn đầu tư các quỹ lớn vào Nga, vì giới tinh hoa của Liên bang Nga tập trung vào châu Âu và Mỹ. Các phương tiện truyền thông, công chúng và chính trị gia Nga dành phần lớn sự chú ý cho phương Tây chứ không phải phương Đông.

Nước Nga được đồng nhất với nền văn minh châu Âu. Do đó, Moskva đã hạn chế rất nhiều khả năng của qua trình liên kết phương Bắc, thậm chí cả phương Đông và phương Tây.

Theo đánh giá, những đại diện từ các vòng tròn đặc quyền xã hội sẽ tiêu diệt bất kỳ dự án nào của họ trước sự phụ thuộc vào châu Âu và Mỹ, nguy cơ dẫn tới sự sụp đổ trong tương lai.

Trung Quốc lại phải chờ đợi một số thay đổi lớn của thế giới: những biến động lớn ở châu Âu và Mỹ, nguồn cảm hứng bất ngờ ở Điện Kremlin (trường hợp bất khả kháng), sẽ khiến Nga quay sang phương Đông.

Đặc biệt, cơn khủng hoảng "đại dịch" hiện nay rất có thể sẽ phá hủy hệ thống liên kết EU - Mỹ và Trung Quốc có cơ hội lớn để tạo dựng đế chế của riêng mình.

Tùng Dương

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/chien-tranh-lanh-my--trung-se-dan-the-gioi-toi-dau-3421167/