Chiến tranh Karabakh phơi bày thế yếu của 'quyền lực mềm' Nga

Cuộc chiến Karabakh lần thứ hai thu hút sự chú ý đặc biệt trên toàn thế giới, hiện tại Baku đã đạt được thành công đáng kể mặc dù chưa hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng giới chuyên môn lại chú ý vào vai trò mờ nhạt của Nga.

Hiện tại có một số lý do giải thích tại sao binh sĩ Armenia buộc phải rời khỏi khu vực rộng lớn của cái gọi là "Vành đai an ninh" xung quanh Nagorno-Karabakh chỉ sau vài tuần giao tranh.

Hiện tại có một số lý do giải thích tại sao binh sĩ Armenia buộc phải rời khỏi khu vực rộng lớn của cái gọi là "Vành đai an ninh" xung quanh Nagorno-Karabakh chỉ sau vài tuần giao tranh.

Ngoài sự vượt trội của quân đội Azerbaijan, đây là sự tin tưởng quá mức của người Armenia vào lực lượng của họ dựa trên những thành công của chiến dịch 1991 - 1994 và một số khía cạnh quan trọng khác. Tuy vậy giới phân tích quan tâm đến điều khác trong vấn đề này.

Sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Nikol Pashinyan - người không bao giờ phủ nhận định hướng thân phương Tây của mình đã "thay máu" quân đội từ thời các cựu tổng thống - Robert Kocharyan và Serzh Sargsyan.

Điều này dường như không có gì đặc biệt - một nỗ lực thông thường để đưa những người trung thành vào các vị trí chủ chốt trong lực lượng vũ trang, nhưng các sĩ quan bị sa thải đều có kinh nghiệm thực chiến và còn được đào tạo ở Moskva

Tất nhiên không thể lập luận rằng nếu không có những cuộc bãi nhiệm này thì quân đội Armenia sẽ đánh bại Azerbaijan, nhưng sự kháng cự được đưa ra sẽ quyết liệt hơn nhiều. Vì vậy dường như đường hướng của ông Pashinyan là tự bắn vào chân.

Nhưng đây không phải lần đầu các nhà lãnh đạo chống lại ảnh hưởng của Nga trong không gian hậu Xô Viết. Ít nhất chúng ta hãy nhớ lại việc Ukraine mua khí đốt của châu Âu thay vì qua Nga hay lập trường ngả theo EU của Belarus.

Nguyên nhân chính được cho là bắt nguồn từ việc Nga bị tước bỏ ảnh hưởng trong không gian hậu Xô Viết - không gian lịch sử hình thành nên nền văn minh Nga và liên kết các dân tộc xung quanh thành một khối thống nhất.

Đây là sức mạnh của nước Nga mà trong nhiều thế kỷ đã thu hút các dân tộc hoàn toàn khác đến với họ. Vì lý do này, các công quốc Kabardian, Kalmyks và Đông Georgia đều yêu cầu được gia nhập Nga.

Nhưng trong thời kỳ nước Nga suy yếu, đối thủ luôn cố gắng lợi dụng sự khác biệt giữa các dân tộc. Sau khi Liên Xô tan rã, phương Tây bắt đầu tích cực hoạt động để ngăn chặn sự tái hòa nhập của không gian hậu Xô Viết dưới mọi hình thức.

Để theo đuổi mục tiêu trên, Mỹ và phương Tây tạo ra nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau, thực hiện các chương trình với mục đích hình thành ở các nước thuộc Liên Xô cũ, bao gồm cả Nga, một tầng lớp tinh hoa trung thành với chính họ.

Thêm vào đó là các sản phẩm văn hóa phương Tây đã gây tác động đáng kể đến tâm lý của người dân, thậm chí lớn hơn nhiều so với hành động quân sự hay bao vây kinh tế.

Phải cho đến gần đây Nga mới thực sự nhận thấy vấn đề, hướng đi được Moskva chú trọng đang nhằm vào nhóm đối tượng từng học tập tại Liên Xô trước kia và có tình cảm sâu sắc với họ, ví dụ như các quốc gia tại châu Phi và châu Á để xây dựng lại lợi ích của mình.

Nhưng trước đó do sự thiếu vắng một chính sách thông minh trong không gian hậu Xô Viết đã làm nảy sinh các vấn đề về biên giới như vẫn thấy. Từ tình hình bất ổn ở Belarus đến cuộc chiến ở Karabakh trên thực tế đã làm xấu hình ảnh của Nga, phản ánh sự bất lực của CSTO.

Tất nhiên vấn đề trong cuộc chiến tranh Armenia - Azerbaijan không chỉ ở thủ tướng thân phương Tây Pashinyan, cuộc tấn công vào Karabakh được phát động theo lệnh của Tổng thống Aliyev.

Yếu tố mấu chốt là việc không có các đòn bẩy ảnh hưởng đến đời sống chính trị nội bộ ở các nước SNG khiến cho nỗ lực của Moskva nhằm gây áp lực để đưa các bên xung đột vào bàn đàm phán là không thể. Nếu Nga có công cụ như vậy thì xung đột quân sự có thể tránh được.

Ai đó sẽ nói rằng “quyền lực mềm” đòi hỏi rất nhiều vốn, và nước Nga hiện đại không thể đầu tư vào nó theo cách như châu Âu và Mỹ.

Tuy nhiên trong trường hợp này người ta nên đặt câu hỏi: liệu Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều tiền hơn nước Nga không? Nhưng Ankara với khả năng hạn chế hơn nhiều đã đạt được thành công đáng kể trên mặt trận này.

Hiện tại ngay cả những người Azerbaijan đã sinh sống ở Nga nhiều năm cũng thường không nghi ngờ tính hợp lệ của nguyên tắc "một dân tộc - hai nhà nước" được phát minh ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông qua cuộc chiến ở Karabakh, có thể thấy lý do làm suy giảm "quyền lực mềm" của Nga trong không gian truyền thống chẳng phải bởi thiếu tiền mà là một cuộc khủng hoảng ý thức hệ.

Trong khi điều này tiếp tục, Nga sẽ không thể cung cấp cho thế giới một cái gì đó hấp dẫn như Liên Xô chẳng hạn và họ đối diện nguy cơ thua các đối thủ cạnh tranh "ngay tại sân nhà".

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-chien-tranh-karabakh-phoi-bay-the-yeu-cua-quyen-luc-mem-nga-post449161.antd