Chiến thuật vũ khí tự sát

Máy bay Yokosuka MXY-7 Ohka

Yokosuka MXY-7 Ohka là một trong những chiếc máy bay kamikaze nổi tiếng của Nhật Bản. Nó thật nguy hiểm và đáng sợ. Thoạt đầu, máy bay này sử dụng tên lửa hỗ trợ; đây cũng là điều rất đặc biệt, vì phần lớn các máy bay của Đồng minh sử dụng động cơ cánh quạt.

Ý tưởng thật đơn giản. Một khi một cuộc tấn công của Đồng minh đã được phát hiện, các máy bay ném bom của Mitsubishi G4M2e lại vận chuyển và thả bầy Ohka về phía lực lượng Đồng minh đang tiến lên. Ohka lao về phía kẻ địch. Khi họ đến đủ gần, phi công bắn các động cơ tên lửa và chiếc máy bay chết người sẽ tăng tốc vọt tiến tới mục tiêu của họ.

Lần triển khai chiến đấu đầu tiên của Ohka đã kết thúc trong thảm họa, khi tất cả 16 máy bay ném bom vận chuyển chúng đến mục tiêu đã bị tấn công và phá hủy. Một số máy bay ném bom chở đưa vài chiếc Ohka vẫn có thể gắng gượng được, nhưng họ đã đi quá xa mục tiêu. Sau đó, mặc dù Nhật Bản thành công hơn với Ohka, thậm chí sử dụng chúng chống lại tàu chiến của Mỹ, nhưng loại máy bay này đã nhanh chóng được ngừng sản xuất, do các máy bay ném bom G4M2e chuyên chở Ohka rất dễ bị Đồng minh tấn công.

Lực lượng phi công tự sát

Sonderkommando Elbe là một nhóm đặc biệt của lực lượng không quân Luftwaffe (Không quân Đức Quốc xã), được huấn luyện để đâm máy bay của họ vào máy bay Đồng minh. Như đã đề cập trước đó, thế trận đã thay đổi vào cuối Thế chiến II: Đức bắt đầu thua cuộc và bắt đầu phát triển những ý tưởng điên rồ. Một trong số các ý tưởng, đó là việc loại bỏ vũ khí của máy bay Fieseler Fi 103R và lệnh cho các phi công lái máy bay đâm vào máy bay Đồng minh.

Ý tưởng này đã làm tình hình của Đức ngày càng xấu đi. Trong khi Đức có máy bay tốt hơn so với Đồng minh, nhưng lại không có đủ số lượng. Người Đức cũng không có đủ phi công hay nhiên liệu. Việc biến máy bay thành tên lửa có người lái chỉ càng làm giảm đi số lượng máy bay và phi công vốn đã thiếu trên hụt dưới. Trong khi đó, theo kế hoạch, các phi công sẽ phải rời máy bay trước khi đâm vào mục tiêu, nhưng điều này hoàn toàn không dễ dàng.

Ý tưởng của Đức về việc đâm máy bay vào máy bay Đồng minh cũng không thành công lắm. Mặc dù các máy bay chiến đấu theo kiểu “tự sát” này đã tiêu diệt một số máy bay ném bom phía Đồng minh, nhưng quân Đức đã mất nhiều máy bay hơn phía Đồng minh. Bên cạnh đó, trong khi các nước Đồng minh nhanh chóng và dễ dàng thay thế máy bay của họ, người Đức không thể làm như vậy. Điều này càng làm xấu đi tình hình của Đức Quốc xã.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/chien-thuat-vu-khi-tu-sat-3965715-b.html