Chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT môn toán để đạt điểm cao

Tổ hợp Khoa học tự nhiên gồm những môn học cần tính chính xác cao, thí sinh cần có những bí quyết để tránh mất điểm oan.

Đưa ra lời khuyên đối với môn Toán, thầy giáo Lưu Huy Thưởng, Giáo viên môn Toán hệ thống Giáo dục HOCMAI lưu ý chiến thuật làm bài cần làm từ dễ đến khó.

Mặc dù đề thi đã được sắp xếp từ dễ đến khó. Nhưng điều này chỉ mang tính chất tương đối. Có bạn giỏi hình, có bạn lại sợ hình. Cần làm chắc chắn, chính xác 30 câu đầu.

Ngoài ra, các em cần tối ưu hóa điểm số dựa trên mục tiêu, với 45 phút đầu tiên làm hết 30 câu, 45 phút còn lại làm 20 câu còn lại (thực ra làm 10-13 câu còn lại) 7 câu cuối lụi. Để đạt mục tiêu trên 9 điểm, 45 phút đầu xong 40 câu, 45 phút còn lại dành cho 10 câu.

Bên cạnh kỹ năng làm bài, cô Nguyễn Thị Khuyên, tổ Toán hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng học sinh cần nghỉ ngơi sớm, không nên ôn bài khuya. Nếu học sinh lo lắng có thể làm một vài bài tập ở mức độ nhẹ nhàng mang tính chất trấn an tinh thần, giúp học sinh bình tĩnh.

Các em chủ động chuẩn bị dụng cụ đi thi như bút, máy tính bỏ túi, giấy báo thi,... và để sẵn trên xe hoặc để ở nơi dễ nhìn thấy tránh trường hợp quên giấy tờ. Các em có thể nhờ người nhà gọi dậy sớm tránh trường hợp ngủ quên không đi hoặc đến muộn giờ thi.

Thầy giáo Lưu Huy Thưởng, Giáo viên môn Toán hệ thống Giáo dục HOCMAI

Thầy giáo Lưu Huy Thưởng, Giáo viên môn Toán hệ thống Giáo dục HOCMAI

Lưu ý với tổ hợp Khoa học tự nhiên

Với môn Vật lý, cô Thiều Thị Dung, Tổ khoa học tự nhiên hệ thống Giáo dục HOCMAI cần lưu ý sĩ tử đọc kỹ đề, nhiều câu hỏi Vật lí chỉ cần thay đổi một vài từ trong đề bài, hoặc thay đổi thứ tự từ trong câu hỏi là ý nghĩa của các câu hỏi thay đổi hoàn toàn.

Vì vậy, nếu các em đọc đề bài một cách sơ sài chúng ta không thể nào phát hiện ra những yếu tố khác biệt đó sẽ dẫn đến những nhầm lẫn đáng tiếc. Khi làm xong các phép tính, các em cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi xem đáp số có phù hợp với thực tế không.

Để tránh nhầm lẫn trong quá trình tính toán, các em nên kí hiệu các đại lượng đề bài đã cho ngay trên đề thi, đồng thời đổi đơn vị và ghi công thức cần tính ngay trên đề.

Đối với môn Sinh, cô Nguyễn Thùy Linh, Tổ Sinh học hệ thống Giáo dục HOCMAI lưu ý thí sinh chú ý khi được phát đề, đọc lướt qua một lượt (khoảng 1-2 phút) cả đề để biết độ dài và độ khó của đề để áng chừng tốc độ làm bài để đáp ứng được đề thi; nếu thấy đề thi bị mờ hoặc thiếu câu thì báo cho giám thị để xử lí.

Kiến thức 30 câu đầu thường ở mức Nhận biết - Thông hiểu nên các em cần làm nhanh, gạch chân được “key word” của câu hỏi, chú ý các câu hỏi chọn câu đúng/không đúng để tránh hiểu sai đề bài.

Ở 10 câu cuối, khi tính toán bị sai sót hoặc không nghĩ ra hướng của câu nào thì không nên hoảng loạn mà bỏ qua và làm câu tiếp theo, sau khi làm hết đề thì quay lại câu không làm được và tiếp tục giải, nếu không giải được thì thử đáp án lên nếu có thể.

Tương tự ở môn Hóa các em nên họn câu đơn giản (câu 1 – 28) làm trước, câu khó làm sau. Vì mỗi câu hỏi trong đề thi môn Hóa học đều có giá trị 0,25 điểm/câu. Ngoài ra, nên chọn câu lý thuyết làm trước, câu tính toán làm sau

Cuối cùng cần đọc kĩ đề, để ý các “bẫy” như chọn phát biểu sai (tức đề hỏi tìm phát biểu sai chứ không phải tìm phát biểu đúng), quên cân bằng phương trình phản ứng, nhầm nguyên tử khối của các chất, nhầm danh pháp của các chất,….

Nguyễn Hoa Trà

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/chien-thuat-lam-bai-thi-tot-nghiep-thpt-mon-toan-de-dat-diem-cao-a558930.html