'Chiến sĩ áo trắng' - người hỗ trợ thầm lặng tại SEA Games 31

Sự tận tâm và chu đáo của các bác sĩ vừa giúp VĐV bớt đau đớn khi chấn thương, vừa là nguồn động viên về tinh thần để họ có thể vượt qua giây phút khó khăn nhất trong quá trình thi đấu.

Hơn 1.000 cán bộ y tế được huy động tham gia đảm bảo công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho hơn 7.000 VĐV thi đấu tại SEA Games 31. Tại mỗi điểm thi đấu, BTC luôn sắp xếp các bác sĩ, y tá, điều dưỡng có chuyên môn, kinh nghiệm trong cấp cứu chấn thương, thành thạo các kỹ năng hồi sức cấp cứu, vận hành máy sốc tim, cùng xe cứu thương với đầy đủ cơ số thuốc, bình oxy và các trang thiết bị, vật tư cấp cứu khác… theo danh mục quy định của Bộ Y tế.

Một số hình ảnh đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ, chăm sóc các VĐV ngay sau khi hoàn thành nội dung marathon tại SEA Games 31.

Tại mỗi sự kiện thể thao, công tác đảm bảo an toàn cho các vận động viên luôn được đặt lên hàng đầu. Tại SEA Games 31 cũng vậy, đặc biệt là ở nội dung marathon (42km) đòi hỏi thể lực và sức chịu đựng cao.

Tại mỗi sự kiện thể thao, công tác đảm bảo an toàn cho các vận động viên luôn được đặt lên hàng đầu. Tại SEA Games 31 cũng vậy, đặc biệt là ở nội dung marathon (42km) đòi hỏi thể lực và sức chịu đựng cao.

BS. Phạm Đình Vinh - Bệnh viện Thể thao Việt Nam (áo Bluse) cùng BTC giúp đỡ VĐV ngay sau khi hoàn thành nội dung marathon.

Bộ phận y tế là những người có vai trò rất quan trọng tại các địa điểm thi đấu. Bản thân họ luôn phải ở trong trạng thái sẵn sàng để ứng biến khi cần thiết.

Sự tận tâm và chu đáo của các bác sĩ vừa giúp VĐV bớt đau đớn khi chấn thương, vừa là nguồn động viên về tinh thần để họ có thể vượt qua giây phút khó khăn trong quá trình thi đấu đỉnh cao.

Đường đua marathon dường như đã vắt kiệt sức của VĐV Phạm Thị Huệ khi cô về thứ 4 với thời gian 2:59.22

Đối với các VĐV thể thao nói chung và VĐV marathon nói riêng thì khi về đích thì việc phục hồi cho VĐV rất quan trọng, do vậy đội ngũ y tế cần chu đáo từng ly, từng tí một để đảm bảo sức khỏe cho các em, ông Vũ Đình Tứ -Giám đốc TTHL& Thi đấu TDTT Bình Phước chia sẻ.

Ở đường đua marathon khi VĐV về đích thường gặp phải các vấn đề như: kiệt sức, chuột rút...

có những VĐV phải thở ôxi.

Hầu hết các VĐV tham gia ở đường đua marathon đều bị chuột rút, căng cơ.

VĐV Hoàng Thị Ngọc Hoa được nhân viên y tế chăm sóc sau khi cô hoàn thành ở nội dung marathon với thời gian 2:57.35 và giành Huy chương Đồng SEA Games 31

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//chien-si-ao-trang-nguoi-ho-tro-tham-lang-tai-sea-games-31-169220524004831474.htm