Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu mía của Vietsugar

Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu mía của Vietsugar (VSG) đã được hoạch định dựa trên sự thành công và kinh nghiệm của Vinamilk đã có kinh nghiệm phát triển vùng chăn nuôi bò sữa cung cấp nguyên liệu sữa. Thực tế cho thấy bước đầu bao giờ cũng rất khó khăn và cần sự đầu tư lớn, kế hoạch bài bản, nhưng chúng tôi và Vinamilk xác định đây là định hướng chiến lược để phát triển bền vững trong dài hạn'. ông Hồ Nhẫn, Tổng Giám đốc Vietsugar chia sẻ.

Ứng dụng công nghệ cho ngành mía đường

Những năm trước đây, mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Khánh Hòa, với diện tích gần 20.000 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn mía cây/năm. Cây mía đã giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay trong tình hình chung của ngành mía đường cả nước, ngành mía đường tỉnh Khánh Hòa cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tình trạng khô hạn kéo dài khiến năng suất mía sụt giảm. Ngoài ra, giá đường giảm khiến cho người trồng mía không có lãi đã làm vùng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp. Theo thống kê, trong niên vụ mía 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chỉ còn khoảng 12.500 ha.

mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Khánh Hòa, với diện tích gần 20.000 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn mía cây/năm

mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Khánh Hòa, với diện tích gần 20.000 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn mía cây/năm

Nhưng với những hộ nông dân vẫn kiên trì gắn bó với cây mía và được đầu tư bài bản thì loại cây này vẫn đem lại lợi nhuận, nhất là trong niên vụ vừa qua khi nhà máy đường nâng giá thu mua.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Hương, thôn Tân Quang, xã Ninh Quang, TX Ninh Hòa cho biết, gia đình có trên 40 ha mía, năng suất vụ vừa qua bình quân đạt gần 60 tấn/ha. Để nâng cao năng suất và giảm chi phí chăm sóc, những năm qua gia đình chị Hương đã đầu tư máy móc chuyển sang cơ giới hóa toàn bộ khâu làm đất, trồng mía, bón phân, làm cỏ; đồng thời đào 4 ao để chủ động nguồn nước tưới cho mía trong mùa khô.

"Vụ này chúng tôi cũng nỗ lực tuối tiêu để cây mía có năng suất tốt hơn. Nếu như giá mía cứ như vụ trước thì bà con ở đây đều trồng mía lại. vùng đất Ninh Hòa này chỉ trồng mía chứ không trồng được cây gì khác." Chị Hương chia sẻ.

Gia đình anh Lê Đình Út, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, hiện có 10 ha mía, nhờ vùng mía được đầu tư hệ thống tưới nên năng suất mía vẫn đạt 60 -70 tấn/ha. Để nâng cao suất mía, gia đình anh Út đã đầu tư máy móc để làm đất, trồng và chăm sóc. Bên cạnh đó còn đào ao trữ nước, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nhằm đảm bảo độ ẩm cho cây mía phát triển trong mùa khô kéo dài.

VSG hợp tác với tập đoàn Nhật Bản để thực hiện khảo nghiệm thí điểm tại các vùng nguyên liệu mía đường

"Với giá bán mía đạt 1 triệu đồng/tấn cho công ty CP đường Việt Nam, cao hơn niên vụ trước 160 ngàn đồng/tấn, ngoài ra tôi còn được phía nhà máy đường đầu tư tiền chăm sóc, hỗ trợ bã bùn và một số chính sách hỗ trợ khác nên mỗi ha mía niên vụ vừa qua gia đình tôi có lãi khoảng 20 triệu đồng/ha. Để người nông dân trồng mía có lãi thì giá bán phải đạt 1 triệu đồng/tấn trở lên, ngoài ra mía phải đạt năng suất cao, chữ đường đảm bảo", anh Út nói.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vùng nguyên liệu, VSG đã chú trọng đầu tư để duy trì, phát triển vùng nguyên liệu mía đường trong khu vực, giúp chủ động nguyên liệu cho sản xuất, VSG đã thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân tích cực, kết quả giúp sản lượng mía niên vụ 2020-2021 tăng 28% so với niên vụ liền kề trước đó.

Đại diện công ty Vietsugar trong năm 2021, VSG hợp tác với tập đoàn Nhật Bản để thực hiện khảo nghiệm thí điểm tại các vùng nguyên liệu mía đường. Và tìm ra quy trình canh tác phù hợp, tiên tiến và các biện pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây mía trên từng vùng nguyên liệu của VSG. Hỗ trợ, kết nối, giới thiệu cho bà con nông dân các mô hình trồng mía tiên tiến, cho năng suất, chất lượng mía cao, tiết giảm chi phí trồng mía, đem lại lợi nhuận cao.

Dây chuyền đóng gói

Ngoài ra, triển khai dự án đầu tư máy móc thiết bị nông nghiệp, thực hiện thí điểm mô hình trồng mía áp dụng cơ giới hóa với mục tiêu: Xây dựng mô hình áp dụng cơ giới hóa trong các khâu trồng và chăm sóc mía thay thế phương pháp trồng mía thủ công lạc hậu, tránh phụ thuộc vào nguồn lao động thủ công đang ngày càng khan hiếm, hạ giá thành sản suất và tăng lợi nhuận. Vị đại diện VSG cho biết.

Bao tiêu đầu ra 100%

Thời gian qua, VSG đã cam kết giá mua mía tối thiểu, chưa bao gồm vận chuyển và bốc xếp, hỗ trợ thêm theo từng vùng để bà con nông dân có lãi và yên tâm sống được nhờ cây mía. Trong niên vụ 2020/2021 giá mua mía tối thiểu là 850.000 đồng/tấn mía sạch 10 CCS (tăng 110.000 đồng/tấn) và giá mua mía là 1 triệu đồng/tấn mía sạch 10CCS (tăng 150.000 đồng/tấn) so với niên vụ trước.

Bên cạnh đó, VSG còn đầu tư tài chính cho nông dân trồng mía tính theo hecta; Hỗ trợ bã bùn miễn phí; Hỗ trợ giá mía, giống mía của Trại giống VSG trong Tỉnh Khánh Hòa; Giải ngân linh hoạt và nhanh chóng giúp cho bà con nông dân có tiền chăm sóc mía kịp thời.

Vùng mía Ninh Hòa

Nông dân trồng mía đã ký hợp đồng đầu tư, thu mua với VSG đều đượcbao tiêu đầu ra 100%. Phát triển thu mua bao tiêu mía cho bà con trồng mía không chỉ tại Tỉnh Khánh Hòa, mà còn có Tỉnh Đaklak, Phú Yên và Ninh Thuận. VSG hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư thí điểm khoan giếng tưới mía là gần 180 triệu đồng.

Từ niên vụ 2019-2020 đến nay, nhằm khuyến khích phát triển diện tích trồng mía gần Nhà máy, VSG đã hỗ trợ đơn giá mua mía tăng thêm là 25.000 đồng/tấn mía sạch 10 CCS cho các vùng mía trong tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận.

Sắp tới, VSG ban hành chính sách hỗ trợ cho hộ dân có diện tích khai hoang, chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía tại tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận là 2 triệu đồng/ha.

Nhà máy đường Vietsugar

Ông Hồ Nhẫn – Tổng Giám Đốc Công ty Vietsugar cho biết, "Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu mía của Vietsugar đã được hoạch định dựa trên sự thành công và kinh nghiệm của Vinamilk đã có kinh nghiệm phát triển vùng chăn nuôi bò sữa cung cấp nguyên liệu sữa. Thực tế cho thấy bước đầu bao giờ cũng rất khó khăn và cần sự đầu tư lớn, kế hoạch bài bản, nhưng Vinamilk và Vietsugar xác định đây là định hướng chiến lược để phát triển bền vững trong dài hạn".

"Trong năm 2021, Vietsugar hợp tác với tập đoàn Nhật Bản để thực hiện khảo nghiệm thí điểm tại các vùng nguyên liệu mía đường. Mục tiêu: tìm ra quy trình canh tác phù hợp, tiên tiến và các biện pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây mía trên từng vùng nguyên liệu của Vietsugar. Hỗ trợ, kết nối, giới thiệu cho bà con nông dân các mô hình trồng mía tiên tiến, cho năng suất, chất lượng mía cao, tiết giảm chi phí trồng mía, đem lại lợi nhuận cao". Ông Nhẫn chia sẻ.

Vietsugar là công ty con của Vinamilk. Với kinh nghiệm quản trị và tầm nhìn của mình, Vinamilk đã giúp Vietsugar "chuyển mình" một cách nhanh chóng và tích cực, trong đó có chiến lược về phát triển vùng nguyên liệu mía đường cho công ty. Việc phát triển vùng nguyên liệu mía của VSG đã được hoạch định dựa trên sự thành công và kinh nghiệm của Vinamilk đã có với việc phát triển vùng chăn nuôi bò sữa để cung cấp nguyên liệu sữa tươi. Thực tế cho thấy bước đầu bao giờ cũng rất khó khăn và cần sự đầu tư lớn cũng như kế hoạch bài bản, nhưng Vinamilk và Vietsugar xác định đây là định hướng chiến lược để phát triển bền vững trong dài hạn.

PHA LÊ

Nguồn Dân Sinh: http://baodansinh.vn/chien-luoc-phat-trien-vung-nguyen-lieu-mia-cua-vietsugar-20210506222243575.htm