Chiến lược của Triều Tiên tuy cũ nhưng vẫn khiến Mỹ và đồng minh đau đầu

Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) xác nhận tên lửa đạn tầm trung Hwasong12 được Bình Nhưỡng phóng hôm 29/8, đã "bay qua đảo Oshima của Hokkaido và mũi Erimo của Nhật Bản theo đường bay định sẵn và rót chính xác xuống vùng biển mục tiêu ở Bắc Thái Bình Dương". Rất có thể sau vụ phóng này, các tên lửa của Triều Tiên sẽ bị bắn hạ nếu tiếp tục bay qua không phận Nhật Bản.

Tờ Rodong Sinmun – nhật báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên công bố loạt ảnh Chủ tịch Kim Jong-un theo dõi quá trình phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 sáng sớm ngày 29/8. KCNA cũng xác nhận thông tin tương tự Tuy là một chiến lược không mới nhưng những vụ phóng tên lửa kiểu này của Triều Tiên vẫn phát huy tác dụng khiến Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đau đầu. Chủ tịch Kim gọi đây là "bước đầu tiên trong hoạt động quân sự của quân đội nhân dân Triều Tiên ở Thái Bình Dương và mở màn cho kế hoạch nhằm vào Guam của Mỹ". Nụ cười tươi của chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sau khi thấy vụ phóng thử thành công. Ông Kim nhấn mạnh: "Triều Tiên cần tích cực thúc đẩy việc phát triển lực lượng chiến lược bằng cách tiến hành nhiều cuộc tập trận tên lửa đạn đạo, và coi Thái Bình Dương như là một mục tiêu trong tương lai" Tuy nhiên một số nhà quan sát cho rằng, hành động tiếp tục phóng tên lửa của Triều Tiên sẽ không còn có tác dụng như mong đợi nữa. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 29/8 đã triệu tập một cuộc họp khẩn nhằm phản ứng với vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Nếu như từ trước đến giờ các quốc gia này vẫn không bắn hạ tên lửa Triều Tiên vì lo ngại xung đột leo thang. Nhưng hành động cho tên lửa bay qua không phận Nhật Bản được coi là dấu chấm hết cho sự kìm chế này. Các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên sẽ có thể vẫn tiếp tục, nhưng khả năng đánh chặn tên lửa để thể hiện sức mạnh của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là rất cao và khi đó chiến lược phóng tên lửa gây sức ép sẽ không còn nữa.

Tờ Rodong Sinmun – nhật báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên công bố loạt ảnh Chủ tịch Kim Jong-un theo dõi quá trình phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 sáng sớm ngày 29/8.

KCNA cũng xác nhận thông tin tương tự

Tuy là một chiến lược không mới nhưng những vụ phóng tên lửa kiểu này của Triều Tiên vẫn phát huy tác dụng khiến Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đau đầu.

Chủ tịch Kim gọi đây là "bước đầu tiên trong hoạt động quân sự của quân đội nhân dân Triều Tiên ở Thái Bình Dương và mở màn cho kế hoạch nhằm vào Guam của Mỹ".

Nụ cười tươi của chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sau khi thấy vụ phóng thử thành công.

Ông Kim nhấn mạnh: "Triều Tiên cần tích cực thúc đẩy việc phát triển lực lượng chiến lược bằng cách tiến hành nhiều cuộc tập trận tên lửa đạn đạo, và coi Thái Bình Dương như là một mục tiêu trong tương lai"

Tuy nhiên một số nhà quan sát cho rằng, hành động tiếp tục phóng tên lửa của Triều Tiên sẽ không còn có tác dụng như mong đợi nữa.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 29/8 đã triệu tập một cuộc họp khẩn nhằm phản ứng với vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Nếu như từ trước đến giờ các quốc gia này vẫn không bắn hạ tên lửa Triều Tiên vì lo ngại xung đột leo thang. Nhưng hành động cho tên lửa bay qua không phận Nhật Bản được coi là dấu chấm hết cho sự kìm chế này.

Các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên sẽ có thể vẫn tiếp tục, nhưng khả năng đánh chặn tên lửa để thể hiện sức mạnh của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là rất cao và khi đó chiến lược phóng tên lửa gây sức ép sẽ không còn nữa.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/chien-luoc-cua-trieu-tien-tuy-cu-nhung-van-khien-my-va-dong-minh-dau-dau/739793.antd