Chiến hạm tàng hình Karakurt Nga vừa 'chào hàng' Việt Nam có gì đặc biệt?

Với nhu cầu tìm một lớp tàu hộ vệ tên lửa cửa nhỏ để thay thế cho những chiếc Molniya 1241.8 đã cũ, chiến hạm tàng hình Karakurt-E của Nga với cấu hình vũ khí, radar vô cùng hiện đại sẽ là một lựa chọn rất tốt cho Hải quân Việt Nam.

Hiện tại, Hải quân Việt Nam đang có nhu cầu tìm một lớp tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ để thay thế cho những chiếc Molniya 1241.8. Nắm bắt được nhu cầu này, Nga đã mang tới Triển lãm Quốc phòng DSE 2019 mô hình một tàu chiến Đề án 22800E hay còn được biết tới với cái tên chiến hạm Karakurt-E. Nguồn ảnh: Rumil.

Karakurt-E hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu mà Nga tin rằng Việt Nam rất cần, trong đó bao gồm việc hoạt động được trong vùng biển xa, có thiết kế tàng hình với lượng giãn nước tốt. Nguồn ảnh: Rumil.

Ngoài ra, lớp hộ vệ hạm Karakurt-E còn có khả năng mang theo vũ trang rất tốt trong đó bao gồm tên lửa hành trình chống hạm siêu âm, tên lửa phòng không có sức mạnh tương đương hoặc thậm chí là hơn cả trên tàu Gepard 3.9. Nguồn ảnh: Rumil.

Mô hình được Nga triển lãm tại DSE 2019 là phiên bản Karakurt-E với hậu tố "E" có nghĩa là để dành riêng cho xuất khẩu. So với phiên bản nội địa được sử dụng bởi Hải quân Nga, Karakurt-E có đôi chút khác biệt về cấu hình vũ khí cũng như radar. Nguồn ảnh: Rumil.

Cụ thể, hệ thống radar quét mảng pha chủ động trên phiên bản Karakurt-E được thiết kế khác với hệ thống radar hiện tại đang được trang bị trên tàu Karakurt trong Hải quân Nga tuy nhiên được đánh giá là sức mạnh tương đương. Nguồn ảnh: Rumil.

Ngoài ra, tàu còn có một cụm giếng phóng thẳng đứng UKSK với 8 ống phóng tương thích với các loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54 Kalibr-NK, tên lửa hành trình đối đất 3M-14T hoặc tên lửa chống ngầm 91RE. Nguồn ảnh: Rumil.

Phía trước tàu còn được trang bị một hải pháo AK-176MA cỡ 76,2mm với tháp pháo được thiết kế theo kiểu tàng hình cùng các hệ thống ngắm quang điện tối tân. Nguồn ảnh: Rumil.

Đặc biệt, Karakurt-E cũng còn được trang bị hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-M vô cùng tiên tiến, chuyên được sử dụng để đánh chặn tên lửa, máy bay ở tầm thấp. Nguồn ảnh: Rumil.

Ngoài ra, cũng không ngoại trừ khả năng nếu Việt Nam chọn Karakurt-E, Nga sẽ hào phóng cấu hình lại vũ khí, radar và cải biên các hệ thống tác chiến khác trên tàu để đáp ứng được yêu cầu của phía Việt Nam. Nguồn ảnh: Rumil.

Mời độc giả xem Video: Hộ vệ hạm Karakurt của Nga được hạ thủy.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-ham-tang-hinh-karakurt-nga-vua-chao-hang-viet-nam-co-gi-dac-biet-1284278.html