Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa SM-2 trên biển Philippines 'dằn mặt' Trung Quốc

Hai chiến hạm Mỹ tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật đánh chặn trên biển Philippines. Giới quan sát nhận định, Washington đang gửi thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh trong việc duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông.

Cuộc tập trận diễn ra trên biển Philippines vào ngày 19/3, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Barry (DDG-52) đã phóng tên lửa hải đối không SM-2 phá hủy thành công mục tiêu giả định.

Cuộc tập trận diễn ra trên biển Philippines vào ngày 19/3, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Barry (DDG-52) đã phóng tên lửa hải đối không SM-2 phá hủy thành công mục tiêu giả định.

Đi cùng với USS Barry là tuần dương hạm USS Shiloh (CG-67) cũng phóng tên lửa đánh chặn SM-2 trong cuộc tập trận.

Giới phân tích cho biết. cuộc tập trận gửi thông điệp rõ ràng rằng đó là thách thức cho hệ thống vũ khí tiên tiến của quân đội Trung Quốc, South China Morning Post cho biết.

Ông Zhou Chenming, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho rằng cuộc tập trận này có thể xem là một lời cảnh báo cho quân đội Trung Quốc.

Mỹ đang lo lắng về tên lửa của Trung Quốc mà Bắc Kinh có thể sử dụng làm quân “át chủ bài” trong cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra giữa hai bên trong khu vực.

Hạm đội 7 muốn cảnh báo Bắc Kinh rằng họ có thể đánh chặn tên lửa từ Trung Quốc, ông Zhou nhận xét.

Ông Li Jie, chuyên gia về hải quân ở Bắc Kinh, đồng ý rằng cuộc tập trận bắn đạn thật của Mỹ là thông điệp gửi đến Trung Quốc và xa hơn là Nga. “Hải quân Mỹ muốn nói với Trung Quốc rằng họ có thể chống lại tên lửa tiên tiến của Bắc Kinh”, ông Li nói.

Quân đội Trung Quốc đã phát triển 2 loại tên lửa có thể gây ra mối đe dọa lớn cho Hải quân Mỹ, gồm sát thủ tàu sân bay DF-21D và sát thủ đảo Guam DF-26.

Một trong 2 tên lửa có thể đã được đưa vào trang bị vào tháng 6-2019, khi quân đội Trung Quốc tổ chức thử nghiệm tên lửa ở Biển Đông, theo Lầu Năm Góc.

Trong khi đó, USS Barry đã được nâng cấp hệ thống chiến đấu Aegis lên phiên bản hiện đại nhất cách đây 2 năm, cải thiện khả năng bảo vệ căn cứ của Mỹ ở đảo Guam khỏi mối đe dọa từ tên lửa Trung Quốc.

Ông Collin Koh Swee Lean, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh hàng hải, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược của Mỹ, cho biết các bản nâng cấp hệ thống chiến đấu của Mỹ là rất quan trọng, vì quân đội Trung Quốc đang cố gắng thu hẹp khoảng cách phần cứng, phần mềm và đào tạo so với quân đội Mỹ.

ÔngCollin Koh Swee Leancho biết thêm, khi Mỹ chuyển trọng tâm sang Ấn Độ - Thái Bình Dương, Biển Philippines sẽ là một chiến trường quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai.

Ông Song Zhongping, nhà phân tích quân sự ở Hong Kong, cho biết cuộc tập trận ở Biển Philippines nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, trong bối cảnh có những lo ngại Hải quân Mỹ có thể bị lép vế so với Trung Quốc.Hạm đội 7 cho biết, hoạt động tập trận bắn đạn thật của các chiến hạm là hỗ trợ cho an ninh và ổn định ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Hạm đội 7 cho biết, hoạt động tập trận bắn đạn thật của các chiến hạm là hỗ trợ cho an ninh và ổn định ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Theo Việt Hùng/ANTĐ

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-ham-my-phong-ten-lua-sm-2-tren-bien-philippines-dan-mat-trung-quoc-1360483.html