Chiến dịch Campuchia và âm mưu thâm hiểm của Mỹ tại Phnom Penh

Diễn ra trong năm 1970, Quân đội Mỹ muốn sử dụng chiến dịch Campuchia để triệt tiêu các hoạt động của Quân Giải phóng ở bên kia biên giới đồng thời kiểm soát Campuchia bằng việc dựng lên chính quyền tay sai Lon Nol.

 Chiến dịch Campuchia hay còn được gọi là "cuộc xâm nhập Campuchia" được Mỹ mở ra với chiến trường chủ yếu ở miền Đông Campuchia với các lực lượng bao gồm không quân, bộ binh và tăng thiết giáp Mỹ cùng sự hỗ trợ của chính quyền bù nhìn Campuchia và quân đội ngụy Sài Gòn. Nguồn ảnh: Corbis.

Chiến dịch Campuchia hay còn được gọi là "cuộc xâm nhập Campuchia" được Mỹ mở ra với chiến trường chủ yếu ở miền Đông Campuchia với các lực lượng bao gồm không quân, bộ binh và tăng thiết giáp Mỹ cùng sự hỗ trợ của chính quyền bù nhìn Campuchia và quân đội ngụy Sài Gòn. Nguồn ảnh: Corbis.

Mục đích của Mỹ khi mở ra chiến dịch này đó là truy quét và tiêu diệt Trung ương Cục miền Nam của Quân Giải phóng mà Mỹ và chư hầu cho là đang được đặt tại khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia. Nguồn ảnh: Corbis.

Chiến dịch này được Mỹ tiến hành chỉ ít ngày sau khi Lon Nol - thủ tướng chính phủ cho quân đội chính quyền dân sự ở Phnom Penh dưới sự hỗ trợ của vũ khí hạng nặng đảo chính lật đổ Norodom Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng. Nguồn ảnh: Corbis.

Gần như ngay lập tức, chiến dịch Campuchia đã được quân đội Mỹ thi hành, hàng nghìn lính bộ binh Mỹ vượt biên giới tiến qua Campuchia cùng lính Sài Gòn, trong khi đó không quân Mỹ tăng cường bắn phá Campuchia để thực hiện yểm trợ. Nguồn ảnh: Corbis.

Bắt đầu từ ngày 28/4/1970 với việc quân đội Sài Gòn vượt biên giới, chỉ hai ngày sau, vào ngày 30/4/1970, tổng cộng đã có 5 vạn quân Mỹ đặt chân tới Campuchia, cuộc Chiến tranh Việt Nam trên bộ đã mở rộng ra toàn cõi Đông Dương. Nguồn ảnh: Tube.

Ngay khi cuộc đảo chính ở Campuchia xảy ra, phía ta đã nhận định chắc chắn Mỹ sẽ leo thang chiến tranh trên bộ ở Campuchia. Trước tình hình đó, phía Việt Nam đã quyết định tiếp tục các kế hoạch đã đề ra trong năm 1970, mặt khác cũng hỗ trợ lực lượng cách mạng Campuchia đánh đổ chính quyền Lon Nol tay sai của Mỹ. Nguồn ảnh: Corbis.

Trong giai đoạn tháng 5, tháng 6/1970, Quân giải phóng đã tổ chức nhiều trận đánh quy mô về phía Mỹ và quân đội tay sai của chính quyền Lon Nol ở Campuchia. Đặc biệt ở thủ đô Phnom Penh, đặc công của ta và du kích Campuchia đẩy mạnh quấy rối, tiêu hao sinh lực địch làm cho thủ đô này gần như bị cô lập với bên ngoài do giao tranh quá ác liệt. Nguồn ảnh: Corbis.

Về phía Mỹ, dù đạt được một vài bước tiến trên chiến trường nhưng là không đáng kể. Xét về mặt quân sự, việc Mỹ kéo quân sang Campuchia rõ ràng là bước đi sai lầm khi đẩy cuộc chiến ra khỏi tầm kiểm soát khi mất thêm quân ở miền Đông Campuchia đồng thời cũng hạn chế các hoạt động quân sự ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Corbis.

Về mặt chính trị, cuộc hành quân của Mỹ sang chiến trường Campuchia bị phản đối kịch liệt bởi dân chúng. Người dân Mỹ hoàn toàn không ủng hộ việc quân đội của nước này tiến quân can thiệp vào nội bộ Campuchia và xem đó là cuộc chiến tranh xâm lược. Nguồn ảnh: Corbis.

Việc Mỹ tiến quân vào Campuchia được coi là một sai lầm mang tính chiến lược của quân đội nước này, khiến cho sinh viên và người dân Mỹ xuống đường biểu tình rầm rộ. Chính từ những cuộc biểu tình này, quân đội Mỹ đã nổ súng ở trường đạo học tiểu bang Kent gây nên vụ thảm sát tai tiếng nhất ở Mỹ trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Corbis.

Đến cuối tháng 6/1970, Mỹ buộc phải rút quân khỏi Camphuchia sau khi mất khoảng 3000 lính. Phía quân đội Sài Gòn có tới 7450 lính thiệt mạng. Quân giải phóng từ thế bị tấn công đã chủ động giành chiến thắng trên nhiều mặt trận, mở rộng các vùng giải phóng ra khắp lãnh thổ Campuchia đặc biệt là ở phía Đông Bắc nước này. Nguồn ảnh: Peteralan.

Sau khi quân Mỹ rút khỏi Campuchia, Quân Giải phóng được đà thắng lợi càng tổ chức đánh lớn. Dù nhận sự yểm trợ mạnh của không quân Mỹ, quân Sài Gòn vẫn thất bại thảm hại và bị đánh bật hoàn toàn khỏi Campuchia phải rút về miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1970. Chiến dịch Campuchia của Mỹ thất bại thảm hại, Quân Giải phóng không những không bị ảnh hưởng mà thậm chí còn mở rộng thêm quyền kiểm soát Campuchia. Nguồn ảnh: Corbis.

Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ càn quét ở chiến trường Campuchia trong chiến dịch mở rộng tấn công sang hậu cứ của quân giải phóng hồi Chiến tranh Việt Nam.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-dich-campuchia-va-am-muu-tham-hiem-cua-my-tai-phnom-penh-1080298.html