Chiến đấu cơ yểu mệnh Sukhoi Su-37 đã bị 'khai tử' ra sao

Chỉ duy nhất một nguyên mẫu Su-37 từng được ra đời và nguyên mẫu này cũng có kết cục bi thảm khi nó bị tai nạn thảm khốc, dẫn đến việc toàn bộ dự án Su-37 bị đình chỉ.

 Chiến đấu cơ Su-37 được phát triển dựa trên phiên bản Su-27 huyền thoại trong quá khứ của Liên Xô. Giống với phiên bản gốc, Su-37 được thiết kế để trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ và có thể vận hành trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm. Nguồn ảnh: TheArchive.

Chiến đấu cơ Su-37 được phát triển dựa trên phiên bản Su-27 huyền thoại trong quá khứ của Liên Xô. Giống với phiên bản gốc, Su-37 được thiết kế để trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ và có thể vận hành trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm. Nguồn ảnh: TheArchive.

Đặc trưng của dòng Su-37 so với các mẫu chiến đấu cơ khác được phát triển từ Su-27 đó là nó có khả năng thao diễn cực kỳ "bá đạo" với việc được trang bị các động cơ có vector 2D độc lập hoàn toàn. Nguồn ảnh: TheArchive.

Phi công điều khiển tiêm kích Su-37 có thể thực hiện những động tác nhào lộn không tưởng với chiếc máy bay này, cố tình đưa nó vào trạng thái mất động lực để máy bay rơi tự do hoặc mất lái nhưng sau đó vẫn lấy lại được cân bằng một cách đơn giản. Nguồn ảnh: TheArchive.

Máy bay cũng được trang bị hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire giúp tăng cường thêm khả năng bay nhào lộn của mình. Đây không những được xem là mẫu máy bay có độ cơ động cao nhất trong dòng máy bay được phát triển từ Su-27 mà còn được coi là loại máy bay có khả năng cơ động tốt bậc nhất của Nga trong quá khứ. Nguồn ảnh: TheArchive.

Buồng lái của Su-37 hiện đại hơn nhiều so với các máy bay cùng thời với toàn bộ màn hình hiển thị dạng tinh thể lỏng. Thiết kế của Su-37 cũng đưa thanh điều khiển hướng sang phải thay vì đặt ở giữa hai chân phi công như thông thường. Nguồn ảnh: TheArchive.

Tất cả niềm hy vọng vào loại chiến đấu cơ hiện đại có khả năng cơ động không tưởng này bị chấm dứt vào ngày 19/12/2002. Khi trình diễn bay ngang bằng cách dựng đứng máy bay để hãm tốc độ, Su-37 đã gặp sự cố và vỡ tung do lực trọng trường vượt quá thiết kế của khung vỏ. Nguồn ảnh: TheArchive.

Phi công thử nghiệm đã nhảy dù ra ngoài an toàn tuy nhiên toàn bộ chương trình Su-37 sau đó đã bị đình chỉ vô thời hạn. Một phần cũng là do các loại máy bay cùng thời của Nga cũng đã đủ độ cơ động cần thiết và một phần nữa là do Su-37 đã ngốn quá nhiều tiên trong quá trình phát triển. Nguồn ảnh: TheArchive.

Từ những kinh nghiệm của việc chế tạo Su-37, các kỹ sử của Nga sau này cũng đã chế tạo ra được các phiên bản như Su-35 - loại chiến đấu cơ được coi là nguy hiểm nhất của Nga ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: TheArchive.

Còn với Su-37, chiếc máy bay có tới 14 giá treo vũ khí mang theo được tới 8 tấn bom đạn các loại này vĩnh viễn chỉ là "kẻ lót đường" cho các dòng máy bay với độ cơ động kinh khủng hơn nhiều của Nga sau này. Nguồn ảnh: TheArchive.

Màn trình diễn huyền thoại của máy bay Su-37 cũng là màn trình diễn khiến nó bị tai nạn tan tành khi "bốc đầu" ở góc nghiêng quá lớn khiến phần thân vỏ của Su-37 phải chịu lực quá lớn dẫn đến thảm họa. Nguồn ảnh: TheArchive.

Mời độc giả xem Video: Khả năng cơ động tuyệt vời của Su-37.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-dau-co-yeu-menh-sukhoi-su-37-da-bi-khai-tu-ra-sao-1249873.html