Chiến đấu cơ Trung Quốc sản xuất đang trở thành nỗi ác mộng kinh hoàng cho phi công điều khiển

Hai chiếc máy bay chiến đấu F-7 do Trung Quốc sản xuất thuộc biên chế Myanmar đã lao xuống đất vỡ vụn. Đây là vụ tai nạn mới nhất liên quan đến loại máy bay đầy tai tiếng này.

Theo New York Times, hôm 16-10, Không quân Myanmar đã chịu thiệt hại nặng khi 2 chiếc chiến đấu cơ F-7 rơi khiến 3 người thiệt mạng.

Chiếc máy bay rơi được xác định là F-7 (phiên bản MiG-21 do Trung Quốc sản xuất) có thiết kế một ghế ngồi đã bị rơi gần khu vực Magway, miền trung Myanmar. Cả 2 chiếc vỡ thành nhiều mảnh khi lao xuống đất.

Vụ việc xảy ra lúc 7h30 ngày 16-10 (giờ địa phương) khiến 3 người thiệt mạng, trong đó có 2 phi công và một bé gái 11 tuổi bị mảnh vỡ của chiếc máy bay văng trúng khi em đang học ngoài trời ở một ngôi trường gần đó.

Hình ảnh hiện trường vụ tai nạn với phần thân chiếc F-7.

Phần động cơ bị móp méo rơi ra khỏi thân chiếc máy bay xấu số.

Một bộ phận của một trong hai chiếc máy bay gặp nạn đang được dọn dẹp khỏi hiện trường.

Các chuyên gia điều tra đang gom những mảnh vỡ còn sót lại tại nơi hiện trường máy bay rơi.

Thi thể hai phi công thiệt mạng tên Phyo Maung Maung và Hein Thu Aung được tìm thấy bên các mảnh vỡ máy bay. Cùng với việc đăng tải thông tin về vụ tai nạn, báo Mỹ còn tiết lộ những thông tin về quá trình hoạt động khiến nhiều người bất ngờ của dòng chiến đấu cơ do Trung Quốc sản xuất F-7.

Nguồn tin này cho biết, dù đã ngừng sử dụng nhưng cho đến năm 2014 Trung Quốc vẫn xuất khẩu loại máy bay "quá date", được chế tạo theo công nghệ cách đây đã 60 năm, với thiết kế lạc hậu, trình độ công nghệ thấp, thiết bị dẫn đường và điều khiển đã lỗi thời.

Đây là lý do trong vòng 5 năm qua, khá nhiều máy bay J-7/F-7 do Trung Quốc sản xuất đã gặp tai nạn, không quân nhiều nước đã gặp họa vì những chiếc máy bay giá rẻ này.Ngoài những chiếc F-7 của Bangladesh và Myanmar, Pakistan, Iran, Nigeria, Tanzania và ngay cả Trung Quốc đã gặp nạn.

Tổng số máy bay F-7 gặp nạn đã lên tới hàng chục chiếc chỉ trong vài ba năm gần đây.

Có thể nói, trong số các loại vũ khí sao chép nổi tiếng của Trung Quốc không thể không nói tới tiêm kích J-7(F-7), biến thể MiG-21 do Bắc Kinh sản xuất.

Có thể nói, trong số các loại vũ khí sao chép nổi tiếng của Trung Quốc không thể không nói tới tiêm kích J-7(F-7), biến thể MiG-21 do Bắc Kinh sản xuất.

Giá rẻ, tính năng tương đối chấp nhận được khiến tiêm kích này trở nên phổ biến trong các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế.

Phiên bản F-7 là định danh của biến thể xuất khẩu từ tiêm kích đánh chặn J-7.

Ước tính đã có 2.400 chiếc được xuất xưởng trong giai đoạn từ thập niên 1980 tới tận năm 2006.

Hiện vẫn đang có khoảng hơn 1.000 chiếc thuộc mọi phiên bản vẫn đang còn hoạt động trên thế giới trong đó có không quân Myanmar.

Từng là niềm tự hào của nền khoa học công nghệ quân sự Trung Quốc, nhưng hiện nay loại máy bay này đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi phi công điều khiển chúng.

Không thể phủ nhận máy bay J-7 (biến thể xuất khẩu mang tên F-7) là một biến thể sao chép thành công của MiG-21.

Thậm chí mộ số phiên bản sau này còn có năng lực trội hơn cả MiG-21 nguyên bản.

Lúc đầu được Liên Xô chuyển giao công nghệ sản xuất, tuy nhiên công việc đang diễn tiến thì xảy ra khủng hoảng quan hệ Xô-Trung năm 1960 khiến việc sản xuất bị ngừng trệ.

Đến năm 1961 Liên Xô lại cho phép Trung Quốc sản xuất MiG-21F cùng động cơ của nó. Đồng thời cho phép Trung Quốc cử chuyên gia sang Liên Xô học tập để chuyển giao công nghệ.

Chiếc J-7 đầu tiên sử dụng các linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc được lắp ráp từ đầu năm 1964.

Chuyến bay đầu tiên của J-7 do nhà máy ở Shenyang (Thẩm Dương) sản xuất được thực hiện ngày 17-1-1966. J-7I do nhà máy ở Chengdu (Thành Đô) sản xuất bắt đầu bay từ tháng 6-1967.

Không dừng lại ở thành công ban đầu, Trung Quốc liên tục nâng cấp để cho ra đời các biến thể J-7 mạnh hơn và tiếp tục xuất khẩu loại máy bay này.

Thông số kỹ thuật của chiến đấu cơ J-7 (F-7) bao gồm chiều dài 14,8m, sải cánh 8,3m, chiều cao 4,1m.

J-7 (F-7) có trọng lượng không tải 5,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 9,1 tấn.

Máy bay sử dụng động cơ Liyang Wopen-13F có lực đẩy khô 44,1 kN, lực đẩy khi đốt nhiên liệu lần 2 lên tới 64,7. Với động cơ này J-7 (F-7) có khả năng bay với vận tốc Mach 2.

Tầm tác chiến của J-7 (F-7) là 850km, tầm hoạt động 2.200km, trần bay 17,5km, vận tốc leo cao lên tới 195m/s.

Trang bị vũ khí của J-7 (F-7) bao gồm 2 khẩu pháo 30 ly Type 30-1, cơ số đạn 120 viên. Ngoài ra J-7 có thể trang bị đa dạng các loại tên lửa PL-2, PL-5, PL-7, PL-8, PL-9 do Trung Quốc sản xuất, tên lửa K-13 do Nga sản xuất và cả tên lửa Magic R.550, AIM-9 đến từ phương Tây.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-chien-dau-co-trung-quoc-san-xuat-dang-tro-thanh-noi-ac-mong-kinh-hoang-cho-phi-cong-dieu-khien/786704.antd