Chiến đấu cơ tiền bối có 'khởi đầu nan' tương tự F-35

F-35 nổi tiếng nhưng cũng tai tiếng ngay từ khi 'khởi nghiệp', nhưng trước đó không ít tiền bối cũng tương tự nhưng cuối cùng lại trở thành trụ cột,

Bài viết được tờ Sandboxx (SBC) Mỹ số đầu tháng 5 cập nhật:

1. F4U Corsair

F4U Corsair- tên đầy đủ Chance Vought F4U Corsair là tiêm kích Thế Chiến hai (WW2) và Chiến tranh Triều Tiên. Corsair vẫn phục vụ trong không lực một số nước cho đến những năm 1960.

Đây là tiêm kích cánh quạt được sản xuất lâu nhất trong lịch sử (1940 - 1952 ). Trong WW2, Corsair từng khiến lính Nhật khiếp đảm. Thống kê Hải quân Mỹ (USN) ghi nhận, tỉ lệ thắng-thua của F4U là 11:1.

Máy bay được trang bị 1 động cơ tăng áp, phát ra âm thanh như huýt sáo khi bay nên người Nhật ví nó là "tiếng sáo chết chóc".

Giống như F-35, Corsair có hiệu suất cao, nhưng sự phức tạp của nó dẫn đến rất nhiều tai nạn. Trong WW2 có thời điểm, USN đã sẵn sàng để Thủy quân lục chiến sử dụng, nó làm việc khá ăn ý với F6F Hellcat, đặc biệt là tấn công mặt đất, như thời Chiến tranh Triều Tiên.

Cuối WW2, USN đưa nó lên tàu sân bay để tấn công kamikazes của Nhật (các cuộc tấn công cảm tử bởi các phi công chiến đấu Nhật Bản chống lại tàu chiến của các nước Đồng Minh trước khi WW2 kết thúc).

Theo Bách khoa thư mở, Corsair bắt đầu phục vụ tiền tuyến năm 1943. Khoảng một tá F4U-1 của Thủy quân Lục chiến di chuyển đến căn cứ Henderson Field trên đảo Guadalcanal (mật danh Cactus) thuộc quần đảo Solomon ngày 12/2/1943.

Trận chiến đầu tiên được ghi nhận vào hai ngày sau đó, khi Corsair của Phi Đội VMF-124 do Thiếu tá William E. Gise chỉ huy giúp đỡ P-40 Warhawk và P-38 Lightning trong việc hộ tống các máy bay ném bom B-24 Liberator không kích các cứ điểm Nhật trên quần đảo Solomons.

Máy bay Nhật kháng cự khiến Mỹ bị thiệt hại nặng, mất bốn chiếc P-38, hai P-40, hai Corsair và hai Liberator.. Một chiếc Corsair ghi được một chiến công nhưng chẳng có gì hãnh diện vì chỉ là va chạm nhau trên không. Sự thất bại này thường được gọi là "Thảm họa ngày lễ thánh Valentine".

Mặc dù sự khởi đầu của Corsair không mấy ấn tượng, Thủy quân Lục chiến đã nhanh chóng nắm bắt cách sử dụng chúng hiệu quả và chứng tỏ tính ưu việt của nó so với máy bay tiêm kích Nhật. Corsair cũng phục vụ tốt trong vai trò máy bay tiêm kích-ném bom ở Trung Thái Bình Dương và tại Philippines.

Đến đầu năm 1945, Corsair đã trở nên máy bay hỗ trợ mặt đất thực thụ, tấn công mục tiêu bằng bom công phá cao, bom cháy napan và rocket.

Nó là chiến binh nổi bật trong các trận đánh Palaus, Iwo Jima, và Okinawa, khi các đơn vị mặt đất gọi chúng là "Người tình" vì các hỗ trợ được mong đợi mỗi khi tình hình trở nên khó khăn.

F4U Corsair- tiêm kích hàng đầu trong Thế Chiến hai (WW2).

F4U Corsair- tiêm kích hàng đầu trong Thế Chiến hai (WW2).

2. P-51 Mustang

P-51 Mustang là tiêm kích một chỗ ngồi tầm xa được đưa vào sử dụng trong không lực các nước Đồng Minh hồi Thế Chiến 2. Nó cũng là một trong những máy bay nổi tiếng, được biết đến nhiều nhất trong cuộc chiến tranh.

Được thiết kế, chế tạo và bay thử chỉ trong vòng 117 ngày, P-51 thoạt tiên phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh như một máy bay tiêm kích-ném bom và trinh sát, trước khi chuyển sang vai trò máy bay tiêm kích hộ tống ném bom bên trên lãnh thổ Đức, giúp duy trì ưu thế trên không của phe Đồng Minh từ đầu năm 1944.

Nó cũng tham gia ở mức độ hạn chế chống lại Đế quốc Nhật Bản trên mặt trận TBD. Mustang bắt đầu tham gia Chiến tranh Triều Tiên như là máy bay tiêm kích chủ yếu của lực lượng Liên Hợp Quốc, nhưng nhanh chóng được bố trí lại trong vai trò tấn công mặt đất sau khi bị vượt qua bởi những máy bay tiêm kích phản lực đời đầu.

Tuy vậy, nó vẫn được giữ lại phục vụ trong một số lực lượng không quân cho đến đầu những năm 1980.

Cho dù là máy bay có giá thành thấp, tiến độ chế tạo nhanh, nhưng Mustang lại có nhiều nhược điểm từ khi mới thai nghén. Sau WW2 và Chiến tranh Triều Tiên, do quá thừa nên Mustang được chuyển sang sử dụng dân sự.

Danh tiếng lẫn tai tiếng của Mustang đạt đến mức mà, vào giữa những thập niên 60, nhà thiết kế John Najjar của hãng xe Ford đã đề nghị lấy cái tên tiêm kích đặt cho mẫu xe thể thao Ford Mustang.

Rắc rối đến ngay từ phiên bản đầu tiên của P-51, P-51A, được trang bị động cơ Allison. Động cơ này khiến máy bay gặp vấn đề khi bay ở độ cao lớn hơn nên sau này được chuyển sang dùng thử động cơ Rolls Royce Merlin.

Người ta nhanh chóng nhận ra rằng tính năng bay có thể ưu việt ở độ cao đến 4.600 m nhưng tính năng sẽ bị suy giảm đáng kể ở độ cao lớn hơn. Sự suy yếu này phần lớn là do bộ siêu tăng áp cơ khí một tầng một tốc độ được gắn trên động cơ Allison V-1710 khi bay trên giới hạn cho phép.

Trước tình hinh này Không lực Mỹ (USAF) tiếp tục dùng động cơ Allison nhưng tập trung nâng cấp bộ turbo tăng áp theo khuyến cáo của General Electric, vốn đã chứng tỏ được độ tin cậy và đem lại sự tăng cường động lực cho chiếc P-38 Lightning và các máy bay hoạt động ở tầm cao khác, đặc biệt là những máy bay ném bom bốn động cơ.

Nhưng thực tế, cụm turbo tăng áp tỏ ra không thực tiễn để gắn trên chiếc Mustang, Allison bị buộc phải sử dụng bộ siêu tăng áp không tương xứng sẵn có.

Sau chiến tranh, nhiều chiếc P-51 đã được bán tháo do dư thừa với giá thấp đến 1.500 USD.

Một số được bán cho các cựu phi công thời chiến tranh hay những người hâm mộ để sử dụng cá nhân, trong khi một số khác được cải biến cho các cuộc đua hàng không. Tiêu biểu có chiếc P-51C-10-NT (số hiệu 44-10947) dư thừa được mua bởi Paul Mantz, một phi công đóng thế vai trong điện ảnh.

Chiếc máy bay được cải biến để có kiểu "cánh ướt", cánh được làm kín để mang một thùng nhiên liệu lớn trong mỗi cánh, và do đó hạn chế được sự cần thiết phải hạ cánh để tiếp thêm nhiên liệu hay tăng thêm lực cản do các thùng nhiên liệu phụ mang bên ngoài.

Chiếc Mustang này được đặt tên là "Blaze of Noon", đã về nhất trong các cuộc đua Bendix Air Race năm 1946 và 1947, về nhì giải Bendix năm 1948 và thứ ba giải Bendix năm 1949.

Một điều khôi hài hiện vẫn được nhắc đến, ấy là vào cuối thập niên 60 đầu 70 khi Bộ Quốc phòng Mỹ muốn cung cấp những chiếc máy bay cho các nước Nam Mỹ, và sau đó là Indonesia để hỗ trợ gần mặt đất và chống bạo loạn.

Mỹ đã quay sang chuyển đổi ngược một số chiếc máy bay dân sự thành tiêu chuẩn quân sự. Lúc này giá P-51 hay còn được gọi là máy bay quân sự cổ (warbird) được săn lùng nhiều nhất với giá trên 1 triệu Mỹ kim, ngay cả những chiếc đã được nâng cấp một phần.

P-51 Mustang- tiêm kích một chỗ ngồi tầm xa được sử dụng phổ biến trong WW2

3. B-1B Lancer

Những năm 80 thế kỷ trước, B-1B Lancer nổi tiếng với biệt danh “nữ hoàng khí cụ bay” hay “oanh tạc bay cánh cụp cánh xòe” của USAF, nhưng lại gặp vấn đề nan giải với thiết bị gây nhiễu ALQ-161.

Đây là máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh sử dụng bốn động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h (Mach 1,25), có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B và tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác. B-1 cũng có thể so sánh ngang ngửa với TU-160 về khả năng thể mang vũ khí hạt nhân

Phiên bản B-1A được phát triển vào đầu năm 1970, nó được dự kiến sẽ đạt vận tốc Mach 2 ở độ cao lớn, vì vậy phần vỏ của nó phải làm bằng hợp kim titan và do đó làm giá thành tăng lên tới 70 triệu đô la theo thời giá năm 1975 (tương đương gần 500 triệu đô la thời giá năm 2020).

Mặt khác, hợp kim titan khi đó chỉ có duy nhất một nước chế tạo được là Liên Xô, cũng có nghĩa Mỹ phải nhập khẩu nguyên liệu chế tạo từ Liên Xô, và nếu xảy ra chiến tranh giữa hai bên thì Mỹ sẽ không thể chế tạo tiếp B-1A.

Do vậy, việc sản xuất hàng loạt B-1A đã bị hủy bỏ và chỉ có bốn nguyên mẫu được chế tạo. B-1 cũng là máy bay ném bom có khả năng mang nhiều vũ khí nhất trong tất cả các loại máy bay ném bom

Năm 1980, dự án B-1 lại được để ý đến do có khả năng đánh bom xâm nhập thấp chớp nhoáng. Do những khó khăn của việc chế tạo B-1A, các yêu cầu thiết kế đối với phiên bản B-1B đã được giảm xuống, vận tốc tối đa của B-1B chỉ đạt Mach 1,25.

B-1B đã được phê duyệt và bắt đầu phục vụ trong USAF năm 1986 dưới dạng máy bay ném bom hạt nhân chiến lược cao tốc. Sang thập niên 90, nó đã được chuyển đổi sang sử dụng ném bom thông thường.

B-1 được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên năm 1998 trong Chiến dịch Cáo sa mạc, hỗ trợ quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan và Iraq. Năm 2017, USAF sở hữu 62 chiếc Lancer và có tuổi thọ hoạt động đến năm 2030.

Trong suốt quá trình hoạt động, các chỉ trích B-1 không thiếu với hơn ba thập niên bị phàn nàn trước khi tìm được cách khắc phục. Khi được nhận vào biên chế thì bánh răng dùng để hạ cánh của máy bay bị nứt, động cơ của máy bay bị rò rỉ nhiên liệu và trong một số trường hợp rơi luôn ra khỏi máy bay.

Các còi báo động động cơ gặp trục trặc tự nhiên kêu dù chẳng có gì xảy ra. Ra đa địa hình cho hình ảnh sai lệch cũng như không tương thích với hệ thống vũ khí mới.

Máy bay được cho là có một số khả năng tàng hình, có nghĩa, khó phát hiện bởi ra-đa, nhưng theo giới phân tích quân sự Mỹ thừa nhận "Bất kỳ ra đa tốt nào cũng có thể phát hiện được".

Theo thống kê của USAF, từ năm 1984 tới 2001, 10 chiếc B-1 đã bị phá hủy do tai nạn khiến 17 phi công thiệt mạng Từ 2002 tới 2019 có thêm 2 chiếc B-1 bị phá hủy do tai nạn. Tổng cộng 12 chiếc bị mất do tai nạn, chiếm 11,5% số máy bay B-1 được chế tạo.

“Oanh tạc bay cánh cụp cánh xòe” B-1B Lancer

4. F-16 Fighting Falcon

Đứng thứ 10 trong danh sách của SBC là tiêm kích F-16 Fighting Falcon. Đây là máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do General Dynamics và Lockheed Martin chế tạo dành riêng cho USAF, nó thường được các phi công gọi là Viper (Hổ mang chúa).

Theo danh nghĩa, máy bay được thiết kế như là một chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nhẹ. Sự linh hoạt và giá thành không quá cao là lý do dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu, hiện nó đang được sử dụng tại 24 nước.

F-16 là chương trình máy bay lớn nhất của phương Tây với hơn 4.500 chiếc đã được chế tạo từ khi bắt đầu sản xuất năm 1976. Dù không còn được chế tạo tiếp cho USAF nhưng nó vẫn được chế tạo cho xuất khẩu và dùng trong huấn luyện của USAF.

Fighting Falcon có nhiều ưu thế cải tiến như buồng lái hoàn toàn kính dạng bong bóng giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển bên giúp dễ dàng điều khiển trong điều kiện trọng lực cao, và ghế phi công nghiêng 30 độ giúp giảm hiệu ứng trọng lực lên phi công.

Đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên có mục đích thiết kế chống lại trọng lực quay vòng lên tới 9g. Nó cũng là một trong số ít máy bay phản lực có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn hơn một, khiến Falcon có khả năng tăng tốc rất nhanh.

Mặc dù nổi tiếng nhưng Hổ mang chúa F-16 cũng mang nhiều tai tiếng. Tính đến tháng 6 năm 2020, F-16 giữ kỷ lục về số vụ tai nạn cũng như tỷ lệ tai nạn trong số các loại tiêm kích thế hệ 4 phổ biến trên thế giới.

Theo thống kê, đã có 894 chiếc F-16 gặp tai nạn (chiếm 19,87% tổng số F-16 được chế tạo), trung bình mỗi năm có 22,4 chiếc F-16 gặp tai nạn trên khắp thế giới.

Trong số những chiếc bị tai nạn thì có 658 chiếc bị phá hủy hoàn toàn (chiếm 14,6% F-16 được chế tạo), nghĩa là cứ 7 chiếc F-16 được sản xuất thì đã có trên 1 chiếc bị phá hủy do tai nạn. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với những loại máy bay “đồng niên” như F-15 (10,9%), F/A-18 Hornet (13,1%) và Su-27 ( 4%).

Theo SBC, một trong những nhược điểm lớn nhất của F-16 là động cơ, nó thường bị chết giữa đường, buộc các phi công phải hạ cánh bằng chốt cố định. Vấn đề kỹ thuật này của F-16 đã được “ém nhẹm” trong suốt một thời gian dài kỷ lục bằng cách,,, chế tạo ra để xuất khẩu là chính, thông qua một bên trung gian.

Tiêm kích F-16 Fighting Falcon được sản xuất ra chủ yếu để ... xuất khẩu là chính.

Khắc Nam

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/ho-so/chien-dau-co-tien-boi-co-khoi-dau-nan-tuong-tu-f-35-3432337/