Chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới có gì đặc biệt?

Đối với các dòng chiến đấu cơ thông thường thế hệ thứ 4 như Rafale - 90 triệu USD là cái giá khá khó nuốt kể cả khi nó là chiến đấu cơ tốt nhất của châu Âu.

Ra đời từ năm 1986 nhưng phải mãi tới năm 2001, chiến đấu cơ Rafale đầu tiên mới được vào biên chế phục vụ Không quân Pháp. Tổng cộng tới nay, đã có 164 chiếc Rafale từng được ra đời và đây là loại máy bay có chi phí cực kỳ đắt đỏ so với những gì nó có thể mang lại đối với các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4. Nguồn ảnh: Airforcefrn.

Ra đời từ năm 1986 nhưng phải mãi tới năm 2001, chiến đấu cơ Rafale đầu tiên mới được vào biên chế phục vụ Không quân Pháp. Tổng cộng tới nay, đã có 164 chiếc Rafale từng được ra đời và đây là loại máy bay có chi phí cực kỳ đắt đỏ so với những gì nó có thể mang lại đối với các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4. Nguồn ảnh: Airforcefrn.

Theo giá thành được Pháp công bố vào năm 2013, mỗi chiếc Rafale có giá lên tới 74 triệu Euro - tương đương với 90 triệu USD cho một chiếc. Đây là giá thành đắt nhất từ trước tới nay cho một máy bay chiến đấu thế hệ 4 từng được sản xuất. Nguồn ảnh: Aviation.

Tùy từng phiên bản mà máy bay Rafale sẽ có phi đội bay từ 1 - 2 chiếc. Chiều dài mỗi chiếc 15,27 mét, sải cánh 10,80 mét và có chiều cao 5,34 mét. Diện tích mặt cánh của chiếc máy bay này lên tới 45,7 mét vuông. Nguồn ảnh: Shanghailist.

Được trang bị 2 động cơ SNECMA M88-2, máy bay có thể cất cánh được với trọng lượng tối đa lên tới 24,5 tấn trong khi đó trọng lượng rỗng của nó chỉ là 9 tấn. Nguồn ảnh: Aviation.

Tốc độ tối đa của Rafale có thể lên tới Mach 2 thậm chí hơn ở độ cao lớn. Tầm hoạt động tối đa cua chiếc máy bay này là 1800 km, trần bay tối đa lên tới 18.000 mét và có tốc độ lên cao 333 mét/giây. Nguồn ảnh: Flickr.

Được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như một tiêm kích đa năng, Rafale có khả năng mang theo tối đa tới 8000 kg vũ khí bao gồm 1 pháo chính 30mm với 125 viên đạn, các loại tên lửa không đối không AIM-9, AIM-132 hay AIM-120, cùng với các tên lửa không đối đất, không đối hạm các loại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Điểm đặc biệt của Rafale đó là nó sử dụng kiểu thiết kế cánh tam giác. Chính kiểu thiết kế này sẽ làm cho Rafale có lực nâng cao hơn nhiều so với các kiểu cánh truyền thống. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh hai động cơ của Rafale. Nguồn ảnh: Wiki.

Kể từ khi ra đời tới nay, Pháp đã tìm kiếm rất nhiều khách hàng cho chiếc Rafale này nhưng phải mãi tới năm 2014, chiếc máy bay thế hệ 4 đắt đỏ nhất thế giới này mới tìm được hai khách hàng đầu tiên đó là Ai Cập và Ấn Độ và bán được tổng cộng 60 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.

Nhiều chuyên gia đánh giá, Rafale dù chỉ là loại máy bay thế hệ 4 nhưng xét về hiệu suất chiến đấu, nó hoàn toàn xứng đáng với cái giá 90 triệu USD khi có khả năng đối đầu gần như tương đương với các loại chiến đấu cơ thế hệ 4++ thậm chí là thế hệ 5. Nguồn ảnh: Wiki.

Với vị thế là quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga, rõ ràng Pháp đang ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình, nhất là khi các loại vũ khí đắt đó dù là thế hệ cũ như Rafale vẫn tìm được đường xuất khẩu ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Wiki.

Mời độc giả xem Video: Chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 đắt nhất từng được sản xuất trong lịch sử.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-dau-co-dat-do-nhat-the-gioi-co-gi-dac-biet-1072336.html