Chiến binh Ai Cập cổ đại huấn luyện khắc khổ thế nào?

Để chinh phục được những vùng đất mới mở rộng bờ cõi lãnh thổ cũng như bảo vệ đất nước trước quân xâm lược, các pharaoh có lực lượng quân đội hùng hậu và thiện chiến. Nhiều binh sĩ được huấn luyện khắc nghiệt từ khi 5 tuổi và sử dụng thành thạo nhiều vũ khí.

Với lịch sử tồn tại hơn 3.000 năm, nền văn minh Ai Cập cổ đại tự hào có đội quân chiến binh dũng mãnh. Lực lượng này được các pharaoh Ai Cập sử dụng trong những chiến dịch quân sự để bảo vệ đất nước cũng như bành trướng phạm vi ảnh hưởng.

Với lịch sử tồn tại hơn 3.000 năm, nền văn minh Ai Cập cổ đại tự hào có đội quân chiến binh dũng mãnh. Lực lượng này được các pharaoh Ai Cập sử dụng trong những chiến dịch quân sự để bảo vệ đất nước cũng như bành trướng phạm vi ảnh hưởng.

Để trở thành những chiến binh thiện chiến, một trong những điều quan trọng nhất của người lính Ai Cập phải tuân thủ là phục tùng mệnh lệnh cấp trên.

Kế đến, người lính sẽ trải qua quá trình huấn luyện thể lực. Họ được đào tạo để có cơ thể khỏe mạnh, đáp ứng yêu cầu về thể lực cũng như sức chịu đựng.

Theo đó, họ được huấn luyện có đủ sức khỏe để có thể hành quân xa và mang theo trên người quân tư trang đầy đủ.

Binh sĩ Ai Cập cũng được huấn luyện sử dụng thành thạo nhiều vũ khí như kiếm, dao, khiên, giáo mác, cung tên...

Lực lượng quân đội của Ai Cập thời cổ đại được trang bị những bộ áo giáp, khiên bảo vệ...

Tùy vào thế mạnh của từng người, binh sĩ Ai Cập được biên chế vào 3 lực lượng: bộ binh, kỵ binh và hải quân.

Nhiều binh sĩ Ai Cập được gia đình đưa vào các doanh trại quân đội để tiếp nhận sự huấn luyện từ năm 5 tuổi.

Thông thường, binh sĩ Ai Cập ra chiến trường chiến đấu khi 20 tuổi.

Khi xông pha trận mạc, những người lính luôn nghe theo mệnh lệnh chiến đấu và chiến thuật của pharaoh - người chỉ huy tối cao của quân đội Ai Cập.

Mời độc giả xem video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)

Tâm Anh (theo Realmofhistory)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chien-binh-ai-cap-co-dai-huan-luyen-khac-kho-the-nao-1144902.html