Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 'viên ngọc tâm linh' giữa lòng Thất Sơn

Chùa Vạn Linh nằm trên sườn núi Cấm thuộc tỉnh An Giang. Đây là một ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, được biết đến như một địa danh hành hương nổi tiếng trên cả nước.

Ban đầu, nơi đây được gọi là "Chùa Lá" bởi kiến trúc đơn sơ, lợp bằng lá và dựng tạm bằng vách đất vào năm 1927. Trải qua nhiều lần xây dựng, nhờ sự đóng góp của các tín đồ và Phật tử thập phương, ngôi chùa đã dần trở thành một công trình tâm linh bề thế, chính thức mang tên Vạn Linh vào năm 1995.

Ban đầu, nơi đây được gọi là "Chùa Lá" bởi kiến trúc đơn sơ, lợp bằng lá và dựng tạm bằng vách đất vào năm 1927. Trải qua nhiều lần xây dựng, nhờ sự đóng góp của các tín đồ và Phật tử thập phương, ngôi chùa đã dần trở thành một công trình tâm linh bề thế, chính thức mang tên Vạn Linh vào năm 1995.

Chùa Vạn Linh tọa lạc ở độ cao 600m trên mực nước biển, tựa lưng vào đỉnh Bồ Hong – đỉnh cao nhất của núi Cấm. Phía trước chùa là hồ Thủy Liêm, một hồ nước tự nhiên với sức chứa lớn, tạo nên không gian thanh bình, thơ mộng giữa rừng núi hùng vĩ.

Chùa Vạn Linh tọa lạc ở độ cao 600m trên mực nước biển, tựa lưng vào đỉnh Bồ Hong – đỉnh cao nhất của núi Cấm. Phía trước chùa là hồ Thủy Liêm, một hồ nước tự nhiên với sức chứa lớn, tạo nên không gian thanh bình, thơ mộng giữa rừng núi hùng vĩ.

Chánh điện là trung tâm của chùa, nơi thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền định được chế tác từ khối đá quý nặng 2 tấn. Hai bên là phù điêu Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng tạo nên không gian trang nghiêm.

Chánh điện là trung tâm của chùa, nơi thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền định được chế tác từ khối đá quý nặng 2 tấn. Hai bên là phù điêu Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng tạo nên không gian trang nghiêm.

Bảo Tháp Quan Âm (tháp bên phải ảnh): Cao 35m, gồm 9 tầng, là nơi thờ Xá Lợi Phật và các vị Bồ Tát. Các tầng của tháp được thiết kế với ý nghĩa sâu sắc, mỗi tầng thờ một vị Phật hoặc Bồ Tát đại diện cho các đức hạnh như đại bi, đại trí và đại nguyện. Bên cạnh là tháp chuông bát giác: Cao 2 tầng, bên trong có đại hồng chung nặng 1,2 tấn và tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Bảo Tháp Quan Âm (tháp bên phải ảnh): Cao 35m, gồm 9 tầng, là nơi thờ Xá Lợi Phật và các vị Bồ Tát. Các tầng của tháp được thiết kế với ý nghĩa sâu sắc, mỗi tầng thờ một vị Phật hoặc Bồ Tát đại diện cho các đức hạnh như đại bi, đại trí và đại nguyện. Bên cạnh là tháp chuông bát giác: Cao 2 tầng, bên trong có đại hồng chung nặng 1,2 tấn và tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Với tiềm năng to lớn và sự đầu tư bài bản từ chính quyền địa phương, chùa Vạn Linh và Núi Cấm không chỉ là biểu tượng văn hóa, tâm linh của tỉnh An Giang mà còn là niềm tự hào của du lịch miền Tây Nam bộ.

Với tiềm năng to lớn và sự đầu tư bài bản từ chính quyền địa phương, chùa Vạn Linh và Núi Cấm không chỉ là biểu tượng văn hóa, tâm linh của tỉnh An Giang mà còn là niềm tự hào của du lịch miền Tây Nam bộ.

Chị Lưu Kim Anh đến từ tỉnh Hậu Giang, cho biết: Chùa Vạn Linh, tọa lạc trên đỉnh Núi Cấm, không chỉ là một công trình kiến trúc tâm linh mà còn là điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, khí hậu mát mẻ và bầu không khí thanh tịnh..

Chị Lưu Kim Anh đến từ tỉnh Hậu Giang, cho biết: Chùa Vạn Linh, tọa lạc trên đỉnh Núi Cấm, không chỉ là một công trình kiến trúc tâm linh mà còn là điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, khí hậu mát mẻ và bầu không khí thanh tịnh..

Vẻ đẹp yên bình của khu vực Núi Cấm.

Vẻ đẹp yên bình của khu vực Núi Cấm.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Núi Cấm, chính quyền tỉnh An Giang đang triển khai nhiều giải pháp phát triển bền vững. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông Hồ Văn Mừng nhấn mạnh, tầm quan trọng của việc duy trì an ninh trật tự, quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng trái phép và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động du lịch ở núi Cấm đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Các hộ gia đình sống dưới chân núi, tuyến đường lên núi đã tham gia phục vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, bán quà lưu niệm... cho du khách. Sự phát triển của các sản phẩm du lịch góp phần thu hút khách du lịch đến với tỉnh An Giang ngày càng tăng.

Trần Tuấn

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/chiem-nguong-ve-dep-cua-vien-ngoc-tam-linh-giua-long-that-son-204241127144602419.htm