Chiêm ngưỡng những siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Siêu máy tính là biểu tượng của năng lực cạnh tranh công nghệ và kinh tế. Chúng được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ khoa học, quân sự phức tạp như giải mã, lập mô hình biến đổi khí hậu, mô phỏng thiết kế xe, vũ khí, máy bay mới.

Tianhe-1A (Trung Quốc) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Thiên Hà 1”, Tianhe-1A là một trong số ít những chiếc siêu máy tính thuộc dạng petascale hiện đang hoạt động trên thế giới. Theo đó, Tianhe-1A có khả năng chạy được ở tốc độ 2.6 petaflops (2,6 tỷ phép tính mỗi giây).

Tianhe-1A (Trung Quốc) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Thiên Hà 1”, Tianhe-1A là một trong số ít những chiếc siêu máy tính thuộc dạng petascale hiện đang hoạt động trên thế giới. Theo đó, Tianhe-1A có khả năng chạy được ở tốc độ 2.6 petaflops (2,6 tỷ phép tính mỗi giây).

Tianhe-2, đặt tại Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia ở Quảng Châu, Trung Quốc có thể đạt tốc độ tối đa 33,86 petaflop.

SuperMUC là tên chiếc siêu máy tính mới nhất của Trung tân Siêu điện toán Leibniz, Đức. Hiện SuperMUC đang hoạt động dựa trên hệ thống máy chủ IBM iDataPlex với 300TB RAM và công nghệ siêu kết nối InfiniBand đảm bảo việc 147.456 nhân xử lý có thể hoạt động đồng nhất và đạt công suất 2,9 petaflops.

Siêu máy tính mạnh nhất hành tinh là chiếc Sunway TaihuLight. Siêu máy tính này được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ máy tính song song (NRCPC) đạt chỉ số High Performance Linpack (HPL) lên tới 93,01 petaflop.

Siêu máy tính được pháy triển dựa trên hệ thống ZettaScaler-2.2 mang tên gọi Gyoukou. Hệ thống siêu máy tính này bao gồm tới 19.860.000 nhân và được cho là hệ thống mang lại độ tương tranh từng được ghi nhận trên một hệ thống máy tính thuộc TOP500.

Được đặt tại Phòng nghiên cứu Quốc gia Lawrence Livermore, California, Vulcan ra đời phục vụ cho hoạt động của cả chính phủ, các ngành công nghiệp quốc gia và nghiên cứu ở các trường đại học. Siêu máy tính Vulcan sở hữu sức mạnh của 393.216 nhân xử lý với tốc độ đạt 4,3 petaflops.

Là thế hệ tiếp nối của siêu máy tính Jugene, Juqueen được phát triển dựa trên công nghệ Blue Gene/Q với tốc độ 5 petaflops. Juqueen có nhiệm vụ chính là thực hiện các phép tính phức tạp trong các lĩnh vực khoa học thần kinh, thuật toán sinh học, năng lượng, nghiên cứu khí hậu và vật lí lượng tử. Với 458.752 nhân xử lí và lượng điện tiêu thụ 2.301 kilowatt, Juqueen là hệ thống siêu máy tính tiết kiệm năng lượng nhất thế giới.

Siêu máy tính Sequoia, đặt tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore thuộc Bộ Năng lượng Mỹ được khai thác từ năm 2011 và có tốc độ tối đa 17,17 petaflop.

Siêu máy tính Oakforest-PACS được phát triển dựa trên hệ thống Fujitsu PRIMERGY CX1640 M1 đứng ở vị trí thứ 9 với tốc độ 13,55 petaflop. Nó vận hành nhờ vi xử lý Intel 'Knights Landing' Xeon Phi.

Vận hành bởi Trung tâm điện toán tiên tiến thuộc trường Đại học Texas, siêu máy tính Stampede tận dụng sức mạnh của các vi xử lý Xenon cùng công nghệ đa kết nối InfiniBand với tốc độ ước tính vào khoảng 5,2 petaflops.

K Computer là chiếc siêu máy tính đến từ đất nước mặt trời mọc, nó hoạt động dựa trên hệ thống phân phối bộ nhớ gồm khoảng hơn 80.000 máy tính tiêng biệt, tốc độ đạt 10,8 petaflops, 705.024 nhân Sparc và công nghệ đa kết nối sáu chiều Tofu.

Sequoia là thành quả của IBM sau một thời gian dài nghiên cứu và bắt đầu được đưa vào vận hành từ tháng Bảy năm 2012. Với tốc độ cực khủng vào cỡ 17,2 petaflops, siêu máy tính này cần đến 1,6 triệu nhân xử lý.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chiem-nguong-nhung-sieu-may-tinh-manh-nhat-the-gioi-1470666.html