Chiêm ngưỡng cách săn mồi đặc hiệu của 'vua' các loài rắn

Loài rắn độc dài nhất thế giới phân bố chủ yếu trong các khu rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á sở hữu khả năng săn mồi vô cùng hiệu quả.

Khi mùa hè sắp kết thúc, các sinh vật ở Ghat Tây (Ấn Độ) tìm nơi trú ẩn để chuẩn bị cho những tháng mưa sắp tới. Xuất hiện trong đoạn phim của Smithsonian là một con rắn chuột. Nó đang bò sâu vào trong rừng và không biết rằng mình đang lọt vào bẫy của Raja, một con rắn hổ mang chúa khủng.

Nhưng Raja đang thực hiện một nhiệm vụ khác. Kể từ lần cuối con rắn hổ mang chúa này được ăn là cách đây hơn một tháng. Và con rắn chuột trượt ngay vào bẫy của Raja. Rắn hổ mang chúa ra một đòn duy nhất vào cổ con mồi. Răng nanh của nó giữ chặt, tiết một liều nọc độc thần kinh vào con mồi.

Khi con mồi chết dần vì nọc độc, răng nanh giúp nó nuốt con mồi từng tí một, đưa con mồi thẳng xuống đường tiêu hóa. Rắn hổ mang chúa không thể nhai, nó chỉ cần nuốt trọn con mồi là có thể kết thúc bữa ăn.

Con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, thậm chí loài rắn này còn ăn thịt đồng loại. Khi con mồi chủ yếu khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn một vài loài nhỏ có xương sống như thằn lằn, gặm nhấm.

Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người. Đáng nói, rắn hổ mang chúa được tôn sùng trong nhiều tín ngưỡng văn hóa khác nhau, đặc biệt trong nền văn hóa Hindu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ.

Công Hiếu (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/video-chiem-nguong-cach-san-moi-dac-hieu-cua-vua-cac-loai-ran-a480607.html