Chiêm ngưỡng bình minh trên các hành tinh khác nhau

Hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã được chiêm ngưỡng bình minh ít nhất một lần trong cuộc đời nhưng đã bao giờ bạn hình dung bình minh ở các hành tinh khác sẽ tuyệt vời như thế nào chưa?

Sau đây là những bức hình minh họa được thực hiện bởi Ron Miller - người đã dành nhiều thập kỷ để miêu tả không gian bên ngoài Trái Đất. Chúng ta cùng khám phá sự khác nhau của bình minh trên những hành tinh khác nhau nhé.

1. Sao Thủy

Ảnh: Brightside

Sao Thủy nằm cách Mặt Trời chỉ vỏn vẹn 60 triệu km. Đó là lý do tại sao Mặt Trời mọc trên sao Thủy lớn và sáng hơn trên, Trái Đất tới 3 lần.

2. Sao Kim

Ảnh: Brightside

108 triệu km là khoảng cách từ sao Kim đến Mặt Trời (72% khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trời). Do bị những đám mây dày bao phủ nên từ hành tinh này nhìn, Mặt Trời trông giống như một đốm sáng trên bầu trời trong một ngày âm u.

3. Sao Hỏa

Ảnh: Brightside

Sao Hỏa quay quanh Mặt Trời với khoảng cách lên đến 230 triệu km - gấp 1,5 lần khoảng cách trái đất - mặt trời. Bởi gió mạnh cuốn bụi vào vùng ngoài khí quyển của "Hành tinh Đỏ" nên việc ngắm hoàng hôn ở đây rất khó khăn.

4. Sao Mộc

Ảnh: Brightside

Sao Mộc ở xa hơn rất nhiều, nó cách Mặt Trời 779 triệu km (bằng hơn 5,2 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất). Ánh sáng Mặt Trời ở nơi đây chỉ được nhìn thấy giống một vòng tròn màu đỏ.

5. Sao Thổ

Ảnh: Brightside

Sao Thổ là một hành tinh có hình dạng rất khác so với các hành tinh còn lại trong hệ Mặt Trời. Nó quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 1,5 tỷ km (gấp 9,5 lần khoảng cách giữa Trái đất đến Mặt trời). Tia sáng Mặt Trời bị khúc xạ bởi các tinh thể băng, nước và khí tạo ra hiện tượng "Mặt Trời mọc giả" được nhìn thấy ở đây.

6. Sao Thiên Vương

Ảnh: Brightside

Trên Ariel - một trong những mặt trăng của Sao Thiên Vương - bạn sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh khác thường nhưng cũng vô cùng ngoạn mục. Ở đây, Mặt Trời hầu như không cung cấp bất kỳ nhiệt lượng nào, vì nó cách xa gần 2,8 tỷ km (19 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất).

7. Sao Hải Vương

Ảnh: Brightside

Từ đây khoảng cách tới Mặt Trời là 4,5 tỷ km (gấp 30 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt Trời). Các mạch phun bụi khí khổng lồ trên hành tinh băng giá này đã làm lu mờ đi ánh sáng le lói của Mặt Trời.

8. Sao Diêm Vương

Ảnh: Brightside

Từ điểm nhìn ở hành tinh xa nhất trong hệ Mặt Trời thì Mặt Trời chỉ là một đốm sáng nhỏ bé. Sao Diêm Vương cách Mặt Trời 6 tỷ km, ánh sáng chiếu tới nó yếu hơn 1.600 lần so với ánh sáng chúng ta nhận được ở Trái Đất.

Theo Brightside

Tiến Dũng

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/chiem-nguong-binh-minh-tren-cac-hanh-tinh-khac-nhau-493963.html